Điểm sàn tuyển sinh 18 trường Quân đội 2024?
Điểm sàn tuyển sinh 18 trường Quân đội 2024?
Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng thông báo quy định mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển đại học, cao đẳng các trường Quân đội năm 2024, đồng thời lưu ý một số thông tin đối với thí sinh.
* Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển đại học, cao đẳng Quân sự năm 2024
Ghi chú:
- Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển nêu trên theo thang điểm 30,0 và đã bao gồm cả điểm ưu tiên.
- Mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của Học viện Quân y bằng với ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT quy định đối với nhóm ngành sức khỏe năm 2024.
- Học viện Biên phòng và Trường Sĩ quan Lục quân 2 tuyển thí sinh phía Nam theo chỉ tiêu từng quân khu gồm: 2 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế/Quân khu 4, Quân khu 5, Quân khu 7 và Quân khu 9.
- Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển theo Tổ hợp D01, D02, D04 của Học viện Khoa học quân sự là điểm chưa nhân hệ số đối với môn Ngoại ngữ.
* Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển ngành Quân sự cơ sở năm 2024
Trường Sĩ quan Lục quân 1 và Trường Sĩ quan Lục quân 2:
- Đào tạo Đại học: 15,0 điểm.
- Đào tạo Cao đẳng: 10,0 điểm.
Ghi chú:
- Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển nêu trên theo thang điểm 30,0 và đã bao gồm cả điểm ưu tiên.
- Thí sinh đăng ký xét tuyển vào đào tạo đại học ngành Quân sự cơ sở, nếu không đạt ngưỡng điểm xét tuyển đại học, được đăng ký xét tuyển vào đào tạo trình độ cao đẳng ngành Quân sự cơ sở.
* Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển liên thông đại học từ trung cấp các trường quân đội năm 2024
Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
Đào tạo liên thông đại học từ trung cấp, ngành Nghệ thuật chuyên nghiệp: 17,00 điểm (mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển theo thang điểm 30,0 và đã bao gồm cả điểm ưu tiên).
Điểm sàn tuyển sinh 18 trường Quân đội 2024? (Hình từ Internet)
Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan hiện nay có bao nhiêu cấp, bậc?
Căn cứ tại Điều 10 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 thì hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan hiện nay gồm ba cấp, mười hai bậc:
- Cấp Uý có bốn bậc:
+ Thiếu uý;
+ Trung uý;
+ Thượng uý;
+ Đại uý.
- Cấp Tá có bốn bậc:
+ Thiếu tá;
+ Trung tá;
+ Thượng tá;
+ Đại tá.
- Cấp Tướng có bốn bậc:
+ Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;
+ Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân;
+ Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;
+ Đại tướng.
Đối tượng nào sẽ được phong hàm sĩ quan tại ngũ?
Căn cứ tại Điều 16 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 thì đối tượng được phong hàm sĩ quan tại ngũ như sau:
- Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ được phong quân hàm Thiếu úy; tốt nghiệp loại giỏi, loại khá ở những ngành đào tạo có tính chất đặc thù hoặc có thành tích xuất sắc trong công tác được phong quân hàm Trung úy, trường hợp đặc biệt được phong quân hàm cao hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời chiến; quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ; cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên vào phục vụ tại ngũ được bổ nhiệm giữ chức vụ của sĩ quan thì được phong cấp bậc quân hàm sĩ quan tương xứng.
Quy định về thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định về thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ như sau:
- Sĩ quan tại ngũ được thăng quân hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999;
+ Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;
+ Đủ thời hạn xét thăng quân hàm quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014.
- Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:
+ Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm;
+ Trung úy lên Thượng úy: 3 năm;
+ Thượng úy lên Đại úy: 3 năm;
+ Đại úy lên Thiếu tá: 4 năm;
+ Thiếu tá lên Trung tá: 4 năm;
+ Trung tá lên Thượng tá: 4 năm;
+ Thượng tá lên Đại tá: 4 năm;
+ Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
+ Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
+ Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
+ Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;
+ Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.
- Tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân không quá 57, trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.
- Sĩ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.
- Chứng chỉ ngoại ngữ không được quy đổi thành điểm 10 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025?
- Những điểm mới đáng chú ý của Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ 2025 so với các năm trước?
- Mẫu phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân lớp 9? Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp THCS?
- Đã có Thông tư 24 Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025?
- Làm thế nào để phòng ngừa bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
- Điều kiện cơ sở vật chất trong bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học?
- Căn cứ xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật ngành giáo dục?
- Định luật bảo toàn cơ năng là gì? Công thức định luật bảo toàn cơ năng học ở lớp mấy?
- Điều kiện thành lập trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao công lập là gì?
- Công thức tính lực đẩy Acsimet là gì? Học sinh lớp 8 được chuyển trường khi nào?