Đền Trần được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày tháng năm nào?
Đền Trần được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày tháng năm nào?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 1419/QĐ-TTg năm 2012 quy định như sau:
Xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 3) các di tích sau:
1. Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa (huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội).
2. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đền Trần và Chùa Phổ Minh (thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định).
3. Di tích lịch sử Bạch Đằng (thị xã Quảng Yên, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh).
4. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử (thành phố Uông Bí, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh).
5. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa).
6. Di tích lịch sử Khu lưu niệm Nguyễn Du (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).
7. Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Keo (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).
8. Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo – Ba Thê (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang).
9. Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Gò Tháp (huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp).
10. Danh lam thắng cảnh Hồ Ba Bể (huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn).
11. Danh lam thắng cảnh Vườn quốc gia Cát Tiên (tỉnh Đồng Nai, tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Bình Phước).
Khu vực bảo vệ di tích được xác định theo Biên bản và Bản đồ các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ.
Như vậy, có thể thấy rằng theo quy định thì đền Trần được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 27 tháng 9 năm 2012.
Đền Trần được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày tháng năm nào? (Hình từ Internet)
Nội dung vai trò của0 sử học môn Lịch sử lớp 10 thế nào?
Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT nội dung vai trò của0 sử học môn Lịch sử lớp 10 bao gồm:
VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC
Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại
Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên
- Mối quan hệ giữa sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá
- Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá và thiên nhiên
Sử học với sự phát triển công nghiệp văn hoá
- Vai trò của sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá
- Vai trò của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hoá đối với sử học
*Sử học với sự phát triển du lịch
- Vai trò của lịch sử và văn hoá đối với sự phát triển du lịch
- Vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hoá
Nội dung cần đạt
- Phân tích được mối quan hệ giữa sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên.
- Vận động được các bạn và mọi người ở xung quanh cùng tham gia bảo vệ các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên ở địa phương.
- Phân tích được vai trò của sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá: Sử học cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho các ngành công nghiệp văn hoá.
- Trình bày được tác động của sự phát triển của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hoá đối với việc quảng bá cho truyền thống lịch sử và giá trị văn hoá của dân tộc; tri thức lịch sử và văn hoá nhân loại.
- Giải thích được vai trò của lịch sử và văn hoá đối với sự phát triển du lịch thông qua ví dụ cụ thể.
- Phân tích được tác động của du lịch với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá: du lịch mang lại nguồn lực hỗ trợ cho việc bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá.
Sử học với các lĩnh vực khoa học khác
Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn
- Sử học - môn khoa học liên ngành
- Mối liên hệ giữa sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn khác
Sử học với các môn khoa học tự nhiên và công nghệ
- Vai trò của các môn khoa học tự nhiên và công nghệ đối với sử học.
- Vai trò của sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.
- Giải thích được sử học là môn khoa học liên ngành: kết hợp phương pháp, tri thức từ các ngành nghiên cứu khác nhau để giải quyết vấn đề một cách toàn diện, hiệu quả, khoa học.
- Phân tích được mối liên hệ giữa sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác: Sử học cung cấp thông tin, bối cảnh lịch sử,... cho các ngành địa lí, văn học, nghệ thuật,... Ngược lại, các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác hỗ trợ việc tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử.
- Nêu được vai trò của các môn khoa học tự nhiên và công nghệ đối với công tác nghiên cứu lịch sử: cung cấp tri thức, công nghệ, kĩ thuật,...
- Giải thích được sự hỗ trợ của sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ: cung cấp thông tin, bối cảnh lịch sử, lịch sử phát triển ngành,...
Các chuyên đề học tập mà học sinh lớp 10 sẽ học trong môn Lịch sử là gì?
Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về nội dung chuyên đề học tập mà học sinh lớp 10 sẽ học như sau:
- Chuyên đề định hướng nghề nghiệp: Các lĩnh vực của Sử học
- Chuyên đề hoạt động trải nghiệm thực tế: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở Việt Nam
- Chuyên đề nâng cao kiến thức: Nhà nước và pháp luật Việt Nam trong lịch sử.
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?
- 3+ Tả cảnh quê hương em những ngày đầu xuân năm mới? Nội dung văn bản văn học của ngữ liệu môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- Top 3+ dàn ý tả mẹ lớp 5? Sách giáo khoa học sinh tiểu học do ai quyết định lựa chọn?
- 20+ câu chúc tết hay cho khách hàng đối tác ý nghĩa?
- 8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- 12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?
- 8+ viết 3-5 câu kể lại việc em và các bạn chăm sóc cây lớp 2? Trách nhiệm của học sinh đối với môi trường như thế nào?
- Top 50+ mẫu lời chúc Tết 2025 dành cho mọi đối tượng? Sau khi nghỉ Tết phải hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày bao nhiêu?
- 3+ đoạn văn về tinh thần lạc quan? Học sinh lớp 12 có những nhiệm vụ gì khi tham gia môi trường giáo dục?
- Nội dung họp phụ huynh cuối học kì 1 THCS? Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh THCS là gì?