Đề xuất cộng điểm khi thi tuyển vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945?
Đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945?
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông. Theo đó, tại khoản 2 Điều 14 Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông có đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945, cụ thể như sau:
Đối tượng được cộng điểm vào lớp 10 sẽ phân thành 3 nhóm, nhóm 1: được cộng 2.0 điểm; nhóm 2 được cộng 1.5 điểm; nhóm 3 được cộng 1.0 điểm. Điểm ưu tiên được cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi.
Nhóm đối tượng 1:
- Con liệt sĩ;
- Con thương binh mất sức lao động 81% trở lên;
- Con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên;
- Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên”;
- Con của người có công hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
- Con của người có công hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
- Con của người có công hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Nhóm đối tượng 2:
- Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động, con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
- Con thương binh mất sức lao động dưới 81%;
- Con bệnh binh mất sức lao động dưới 81%;
- Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%”.
Nhóm đối tượng 3:
- Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số;
- Người dân tộc thiểu số;
- Học sinh đang sinh sống, học tập ở các xã khu vực 1, khu vực 2, khu vực 3, thôn đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, nếu dự thảo được thông qua thì con cán bộ có công với cách mạng trước 1945 thuộc nhóm đối tượng 1 và sẽ được cộng 2.0 điểm khi thi tuyển sinh vào lớp 10.
Lưu ý: Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh trung hợp cơ sở và trung học phổ thông chưa chốt đối tượng được cộng điểm vào lớp 10.
Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông mới nhất... Tải về
Con của cán bộ cách mạng trước 1945 có đề xuất cộng điểm khi thi tuyển vào lớp 10? (Hình ảnh từ Internet)
Có bao nhiêu phương thức tuyển sinh lớp 10?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT có quy định:
Đối tượng và phương thức tuyển sinh
1. Đối tượng tuyển sinh là người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở Chương trình giáo dục phổ thông hoặc Chương trình giáo dục thường xuyên có độ tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Quy chế này.
2. Tuyển sinh trung học phổ thông được tổ chức theo một trong ba phương thức sau:
a) Xét tuyển: dựa trên kết quả rèn luyện, học tập của 4 năm học ở trung học cơ sở của đối tượng tuyển sinh, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó;
b) Thi tuyển;
c) Kết hợp thi tuyển với xét tuyển.
Như vậy, có 03 phương thức tuyển sinh vào lớp 10, cụ thể:
- Xét tuyển: dựa trên kết quả rèn luyện, học tập của 4 năm học ở trung học cơ sở của đối tượng tuyển sinh, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó;
- Thi tuyển
- Kết hợp thi tuyển với xét tuyển.
Các trường hợp tuyển thẳng, chế độ ưu tiên khi thi tuyển vào lớp 10 hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 3, khoản 4 Điều 1 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT và Điều 1 Thông tư 18/2014/TT-BGDĐT)
(1) Tuyển thẳng vào trung học phổ thông các đối tượng sau đây:
- Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú;
- Học sinh là người dân tộc rất ít người;
- Học sinh khuyết tật;
- Học sinh đạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông."
(2) Đối tượng được cộng điểm ưu tiên.
Sở giáo dục và đào tạo quy định mức điểm cộng thêm cho từng nhóm đối tượng được cộng điểm ưu tiên với mức chênh lệch điểm cộng thêm giữa hai nhóm đối tượng được ưu tiên kế tiếp là 0,5 điểm tính theo thang điểm 10, gồm:
- Nhóm đối tượng 1:
+ Con liệt sĩ;
+ Con thương binh mất sức lao động 81% trở lên;
+ Con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên;
+ Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên”.
+ Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
+ Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
+ Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
- Nhóm đối tượng 2:
+ Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động, con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
+ Con thương binh mất sức lao động dưới 81%;
+ Con bệnh binh mất sức lao động dưới 81%;
+ Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%”.
- Nhóm đối tượng 3:
+ Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số;
+ Người dân tộc thiểu số;
+ Người học đang sinh sống, học tập ở các vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Viết đoạn văn cảm nhận của em về mùa thu trong thơ ca Việt Nam? Điều kiện học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS?
- Khởi nghĩa Lam Sơn bối cảnh, diễn biến và ý nghĩa lịch sử? Khởi nghĩa Lam Sơn sẽ được học trong chương trình môn Lịch sử lớp mấy?
- Mẫu phân tích bài thơ Cảnh Khuya lớp 8? Học sinh lớp 8 phải đọc tối thiểu bao nhiêu văn bản văn học mở rộng trong một năm học?
- Soạn bài Huyện đường ngắn nhất? Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là từ lớp mấy?
- Mẫu viết đoạn văn 150 chữ trình bày suy nghĩ của em về tình yêu của tuổi trẻ trong xã hội ngày nay?
- Tuyển chọn top bài thơ về đất nước Việt Nam hay nhất? 5 tiêu chuẩn cần đạt của giáo viên THPT là gì?
- Hồ sơ dự tuyển của công dân Việt Nam được cử ra nước ngoài học tập bao gồm những gì?
- Cơ sở giáo dục có được để viên chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật ký hợp đồng thỉnh giảng không?
- Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với giáo viên trung học cơ sở?
- Có được hưởng phụ cấp thâm niên với trường hợp giữ mã ngạch giáo viên nhưng không giảng dạy?