Đề thi học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10 mới nhất? Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật là gì?
Đề thi học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10 mới nhất?
*Mời các bạn học sinh tham khảo đề thi học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10 mới nhất? dưới đây nhé!
Đề thi học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10 mới nhất?
Câu 1: Mối quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu và chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi theo nguyên tắc hoàn trả có kì hạn cả vốn và lãi được hiểu là hoat động
A. tín dụng. B. giải ngân. C. thanh lí. D. tín chấp.
Câu 2: Một trong những vai trò của thuế biểu hiện ở việc, nhà nước sử dụng thuế là một trong những công cụ để
A. triệt tiêu sản xuất. B. điều tiết thị trường.
C. thu hồi vốn đầu tư. D. phân bổ vốn đầu tư.
Câu 3: Mô hình kinh tế nào dưới đây dựa trên hình thức đồng sở hữu, do ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh?
A. Hộ kinh doanh. B. Hộ gia đình.
C. Công ty hợp danh D. Hợp tác xã.
Câu 4: Trong nền kinh tế hàng hóa, giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường được gọi là
A. giá cả nhà nước B. giá trị hàng hóa.
C. giá trị sử dụng. D. giá cả thị trường.
Câu 5: Một trong những hạn chế của mô hình sản xuất hộ kinh doanh là
A. khó đầu tư trang thiết bị. B. dễ quản lý sản xuất.
C. sử dụng nhiều lao động. D. tạo ra nhiều việc làm.
Câu 6: Khi thấy giá bất động sản tăng, anh B đã bán căn nhà mà trước đó anh đã mua nên thu được lợi nhuận cao. Anh B đã vận dụng chức năng nào dưới đây của thị trường?
A. Đại diện. B. Thông tin. C. Thanh toán. D. Lưu thông.
Câu 7: Việc làm nào dưới đây thể hiện cá nhân có kỹ năng lập và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân?
A. Ghi chép cụ thể các khoản cần chi tiêu.
B. Tiêu đến đâu thì lo đến đấy
C. Tự do tiêu tiền sau đó xin bố mẹ.
D. Sử dụng thẻ tín dụng không giới hạn.
Câu 8: Bản kế hoạch thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư,... để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân được gọi là
A. Kế hoạch tài chính gia đình. B. Kế hoạch tài chính doanh nghiệp.
C. Kế hoạch tài chính cá nhân D. Kế hoạch phân bổ ngân sách.
Câu 9: Một trong những đặc điểm của ngân sách nhà nước là thực hiện theo nguyên tắc:
A. Không hoàn trả trực tiếp. B. Hoàn trả trực tiếp.
C. Hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế. D. Hoàn trả theo từng đối tượng.
Câu 10: Một trong những vai trò quan trọng của sản xuất kinh doanh là góp phần
A. thúc đẩy khủng hoảng. B. tàn phá môi trường.
C. giải quyết việc làm. D. duy trì thất nghiệp.
Câu 11: Hình thức tín dụng nào Nhà nước là chủ thể vay tiền và có nghĩa vụ trả nợ?
A. Tín dụng nhà nước. B. Tín dụng tiêu dùng.
C. Tín dụng thương mại. D. Tín dụng ngân hàng.
Câu 12: Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước có tính chất gì?
A. Cưỡng chế. B. Tự nguyện. C. Không bắt buộc. D. Bắt buộc.
Câu 13: Trong nền kinh tế thị trường, việc làm nào dưới đây của các chủ thể kinh tế gắn liền với hoạt động phân phối?
A. Công ty A điều chỉnh cơ cấu nhân sự công ty.
B. Công ty A nhập nguyên liệu để tăng ca sản xuất.
C. Công ty A điều chỉnh cơ cấu mặt hàng sản xuất.
D. Công ty A điều chỉnh nhiệm vụ các nhân viên.
Câu 14: Toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước được gọi là gì?
A. Ngân sách nhà nước. B. Thuế.
C. Kinh phí phát sinh. D. Kinh phí dự trù.
Câu 15: Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn thường gắn với khoảng thời gian là
A. dưới 12 tháng. B. dưới 3 tháng. C. dưới 10 tháng. D. dưới 26 tháng.
Câu 16: Tín dụng là khái niệm thể hiện quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu (người cho vay) và chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi (người vay), theo nguyên tắc hoàn trả có kỳ hạn
A. nguyên phần gốc ban đầu. B. nguyên phần lãi phải trả.
C. đủ số vốn ban đầu. D. cả vốn gốc và lãi.
Câu 17: Trong nền kinh tế hàng hóa, người tiến hành các hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng cá nhân được gọi là
A. chủ thể nhà nước B. chủ thể tiêu dùng.
C. chủ thể sản xuất. D. chủ thể trung gian.
Câu 18: Nội dung nào sau đây không phản ánh đặc điểm của tín dụng ?
A. Dựa trên sự tin tưởng. B. Tính hoàn trả.
C. Tính tạm thời. D. Tính bắt buộc.
Câu 19: Nhận định nào dưới đây nói về nhược điểm của cơ chế thị trường?
A. Kích thích đổi mới công nghệ. B. Thúc đẩy phát triển kinh tế.
C. Làm cho môi trường bị suy thoái. D. Khai thác tối đa mọi nguồn lực.
Câu 20: Một trong những vai trò của tín dụng là
A. bần cùng hóa người đi vay nợ. B. tăng lượng vốn đầu tư sản xuất.
C. tư bản hóa chủ thể cho vay nợ. D. kiềm chế việc làm trái pháp luật.
Câu 21: Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của các quá trình từ đầu tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích
A. thu được lợi nhuận. B. thu được tài sản.
C. mở rộng thị trường. D. thanh lí tài sản.
Câu 22: Hình thức vay tín dụng ngân hàng nào sau đây người vay phải trả lãi hàng tháng và một phần nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kì hạn trong thời hạn cho vay?
A. Vay thế chấp. B. Vay thấu chi. C. Vay tín chấp. D. Vay trả góp.
Câu 23: Loại thuế nào dưới đây là hình thức thuế trực thu?
A. Thuế bảo vệ môi trường. B. Thuế thu nhập doanh nghiệp.
C. Thuế giá trị gia tăng. D. Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Câu 24: Trong nền kinh tế, việc tiến hành phân chia các yếu tố sản xuất cho các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm được gọi là
A. sản xuất của cải vật chất. B. tiêu dùng cho sản xuất.
C. phân phối cho sản xuất D. trao đổi trong sản xuất.
Câu 25: Hình thức tín dụng đòi hỏi người vay phải có tài sản thế chấp có giá trị tương đương với lượng vốn cho vay là hình thức tín dụng nào dưới đây?
A. Tín dụng thương mai. B. Tín dụng ngân hàng.
C. Tín dụng nhà nước. D. Cho vay thế chấp.
Câu 26: Cá nhân không thể hiện tốt kỹ năng lập và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Xây dựng kế hoạch chi tiêu cụ thể.
B. Cân nhắc cụ thể các khoản chi tiêu.
C. Tự do tiêu tiền trong thẻ của bố mẹ.
D. Tính toán những khoản cần thiết để tiêu dùng.
Câu 27: Hình thức tín dụng trong đó người cho vay dựa vào uy tín của người vay, không cần tài sản bảo đảm là hình thức tín dụng nào dưới đây?
A. Tín dụng đen. B. Cho vay trả góp.
C. Cho vay tín chấp. D. Cho vay thế chấp.
Câu 28: Doanh nghiệp được hình thành do sự đóng góp của nhiều người với vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau thuộc loại hình doanh nghiệp nào dưới đây?
A. Doanh nghiệp tư nhân. B. Công ty cổ phần.
C. Công ty trách nhiệm hữu hạn. D. Hợp tác xã.
II/ TỰ LUẬN (3.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, nhu cầu tiêu dùng khẩu trang và dung dịch nước sát khuẩn của xã hội tăng nhanh trong khi nguồn cung cấp không tăng theo kịp, dẫn đến hiện tượng khan hiếm hàng hoá và tăng giá sản phẩm. Nhiều chủ thể sản xuất ngành dệt may và sản xuất các sản phẩm tiêu dùng đã chuyển một phần nguồn lực của mình sang đầu tư sản xuất khẩu trang và nước sát khuẩn, phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đồng thời gia tăng lợi nhuận và phát huy tối đa nguồn lực sản xuất của bản thân.
Câu hỏi:
a) Nếu xét theo đối tượng giao dịch và phạm vi giao dịch, thông tin trong trường hợp trên đề cập đến những loại thị trường nào?
b) Qua thông tin đó, em nhận thấy thị trường đã thể hiện chức năng gì đối người sản xuất kinh doanh?
*Lưu ý: Thông tin về đề thi học kì 1 môn Kinh tế và pháp luật lớp 10 mới nhất chỉ mang tính chất tham khảo./.
Đề thi học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10 mới nhất? Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật là gì? (Hình từ Internet)
Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật là gì?
Theo Mục 7 Chương trình tổng thể ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ như sau:
7. Giáo dục công dân
Giáo dục công dân giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục cho học sinh ý thức và hành vi của người công dân. Thông qua các bài học về lối sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế, giáo dục công dân góp phần bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân, đặc biệt là tình cảm, nhận thức, niềm tin, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật, có kĩ năng sống và bản lĩnh để học tập, làm việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Giáo dục công dân được thực hiện thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục, nhất là các môn khoa học xã hội và Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, trong đó Đạo đức (ở cấp tiểu học), Giáo dục công dân (ở cấp trung học cơ sở), Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông) là những môn học cốt lõi.
Theo đó, Giáo dục kinh tế và pháp luật là một môn học cốt lõi để giáo dục công dân.
- Giáo dục kinh tế và pháp luật là môn học giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, pháp luật và kinh tế. Các mạch nội dung của các môn học này phát triển xoay quanh các mối quan hệ của con người với bản thân, với người khác, với cộng đồng, đất nước, nhân loại, với công việc và với môi trường tự nhiên; được xây dựng trên cơ sở kết hợp các giá trị truyền thống và hiện đại, dân tộc và toàn cầu;
- Mở rộng và nâng cao dần từ tiểu học, trung học cơ sở đến trung học phổ thông.
Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật được học ở giai đoạn giáo dục nào?
Theo Mục 7 Chương trình tổng thể ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ như sau:
Giáo dục công dân
Nội dung giáo dục công dân được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
- Giai đoạn giáo dục cơ bản
Môn Đạo đức (ở cấp tiểu học) và môn Giáo dục công dân (ở cấp trung học cơ sở) là những môn học bắt buộc. Nội dung các môn học này định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, quê hương, cộng đồng, nhằm hình thành cho học sinh thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt và ý thức tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.
- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp
Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông) là môn học lựa chọn, dành cho những học sinh định hướng theo học các ngành nghề Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật,... hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học. Nội dung chủ yếu của môn học là học vấn phổ thông, cơ bản về kinh tế, pháp luật mang tính ứng dụng, thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề nghiệp sau trung học phổ thông của học sinh; gắn kết với nội dung giáo dục đạo đức và kĩ năng sống, giúp học sinh có nhận thức đúng và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân.
Theo đó, nội dung giáo dục công dân được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Trong đó, môn Giáo dục kinh tế và pháp luật được giảng dạy ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp
Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông) là môn học lựa chọn, dành cho những học sinh định hướng theo học các ngành nghề Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật,... hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học