Đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM từ năm 2025 ra sao?
Đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM từ năm 2025 ra sao?
Ngày 12-11, GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai - phó giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM - đã ký quyết định ban hành cấu trúc bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM được áp dụng từ năm 2025.
Tham khảo đề thi minh họa đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2025...Tải về
Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM từ năm 2025 có cấu trúc như sau:
- Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM từ năm 2025 vẫn gồm 3 phần, nhưng có điều chỉnh so với bài thi hiện tại, tập trung chủ yếu vào phần giải quyết vấn đề.
- Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực cùa Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ giữ cấu trúc phần sử dụng ngôn ngữ và toán học, đồng thời tăng số lượng câu hỏi của hai phần này để tăng độ tin cậy và độ phân biệt của bài thi.
- Phần logic - phân tích số liệu và giải quyết vấn đề - được cấu trúc lại thành phần tư duy khoa học nhằm đánh giá năng lực của thí sinh về logic và suy luận khoa học khi giải quyết các tình huống thực tế thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế và xã hội.
- Các câu hỏi trong phần tư duy khoa học được xây dựng theo hướng cung cấp thông tin, số liệu, dữ kiện, hoạch định thí nghiệm, kết quả thực nghiệm, thông qua đó yêu cầu thí sinh thể hiện khả năng hiểu và vận dụng thông tin, xác định kết quả thực nghiệm, dự đoán quy luật.
- Đề thi đánh giá năng lực từ năm 2025 vẫn bao gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn với 150 phút làm bài và thực hiện thi trên giấy. Kết quả thi được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm hiện đại theo lý thuyết ứng đáp câu hỏi. Điểm của từng câu hỏi có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó của câu hỏi.
- Điểm thi được quy đổi theo từng phần. Điểm số tối đa của bài thi là 1.200 điểm, trong đó điểm tối đa từng thành phần của bài thi được thể hiện trên phiếu điểm gồm: tiếng Việt là 300 điểm, tiếng Anh là 300 điểm; toán học là 300 điểm và tư duy khoa học là 300 điểm.
Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM từ năm 2025 ra sao? (Hình ảnh từ Internet)
Trường đại học có được tự chủ tổ chức thi đánh giá năng lực không?
Căn cứ theo theo Điều 60 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường
1. Nhà trường có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Công bố công khai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục; hệ thống văn bằng, chứng chỉ của nhà trường;
b) Tổ chức tuyển sinh, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền;
c) Chủ động đề xuất nhu cầu, tham gia tuyển dụng nhà giáo, người lao động trong trường công lập; quản lý, sử dụng nhà giáo, người lao động; quản lý người học;
d) Huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa;
đ) Phối hợp với gia đình, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục; tổ chức cho nhà giáo, người lao động và người học tham gia hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng.
2. Việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của trường công lập được quy định như sau:
a) Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường; có trách nhiệm giải trình với xã hội, người học, cơ quan quản lý; bảo đảm việc tham gia của người học, gia đình và xã hội trong quản lý nhà trường. Việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập thực hiện theo quy định của Chính phủ;
b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Trường dân lập, trường tư thục tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục.
Bên cạnh đó tại, khoản 2 Điều 34 Luật Giáo dục đại học 2012 như sau:
Chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh
...
2. Tổ chức tuyển sinh:
a) Phương thức tuyển sinh gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển;
b) Cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh.
...
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì có thể thấy rằng các trường đại học có quyền được tự chủ trong công tác tuyển sinh, nhưng phải có cơ chế và thông báo đến thí sinh được biết.
Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới là gì?
Căn cứ vào Mục 2 Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới là:
- Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.
- Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.
- Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
- Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.
- Bài thi viết đoạn văn cảm nhận cuốn sách mà em thích nhất? Năng lực văn học mà học sinh lớp 8 phải đạt được?
- Thời điểm thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân? Yêu cầu cần đạt trong phần Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1945 là gì?
- Đã có Dự thảo về Quy chế tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ? Tiêu chuẩn của đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ như thế nào?
- Đáp Án Tuần 1 Cuộc Thi Quân Đội Nhân Dân Việt Nam 80 năm 2024 trên Báo Cáo Viên? Cuộc thi có phải do Bộ Giáo dục tổ chức không?
- Lịch bồi dưỡng STEM tháng 12 năm 2024 TP Hồ Chí Minh? Quy trình xây dựng bài học STEM có gì?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội 600 chữ về sự thiếu kiên nhẫn của tuổi trẻ hiện nay? Yêu cầu cần đạt khi tìm hiểu phong cách sáng tác của lớp 12?
- Công thức tính mol? Công thức tính mol có được học trong môn Khoa học tự nhiên lớp 8 không?
- Mẫu viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội lớp 5? 05 kiểu văn bản mà học sinh lớp 5 được học là gì?
- Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 10 có đáp án mới nhất? Điều kiện để học sinh lớp 10 được lên lớp là gì?
- Cách mở bài hay nhất cho tất cả các tác phẩm văn học lớp 12? Môn Ngữ văn lớp 12 có những nội dung gì?