Đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực HSA năm 2025?

Đại học Quốc gia Hà Nội công bố đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025 thế nào?

Đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực HSA năm 2025?

Ngày 9/8, Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội công bố đề thi tham khảo bài thi đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông (HSA) năm 2025.

Đề tham khảo được thiết kế phục vục đối tượng dự thi là học sinh theo học chương trình trung học phổ thông mới tham dự các đợt thi tổ chức từ năm 2025.

>> Tải Xem toàn bộ đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025

Cụ thể, cấu trúc đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025 gồm 50 câu hỏi toán học và xử lý số liệu, 50 câu hỏi thuộc lĩnh vực văn học - ngôn ngữ. Đây là hai phần thi bắt buộc của bài thi HSA.

Phần thi thứ ba cho phép thí sinh lựa chọn Khoa học hoặc tiếng Anh. Thời gian làm bài cho bài thi thứ ba là 60 phút. Thí sinh chọn 3 trong 5 chủ đề vật lí, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý; mỗi chủ đề có 17 câu hỏi (gồm 1 câu thử nghiệm) để hoàn thành phần thi Khoa học.

Phần lựa chọn tiếng Anh gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm khách quan được thiết kế để phục vụ tuyển sinh các ngành đào tạo ngoại ngữ.

Lưu ý:

Từ ngày 1/9 tới đây, thí sinh có thể truy cập vào địa chỉ https://hsa.edu.vn/ của ĐH Quốc gia Hà Nội để làm bài trên máy tính.

Đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực HSA năm 2025?

Đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực HSA năm 2025? (Hình từ Internet)

Nội dung và thời lượng của Chương trình trung học phổ thông mới áp dụng toàn quốc?

Căn cứ Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, nội dung và thời lượng của Chương trình trung học phổ thông mới áp dụng toàn quốc như sau:

- Nội dung giáo dục

Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.

Các môn học lựa chọn: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.

Học sinh chọn 4 môn học từ các môn học lựa chọn.

Các chuyên đề học tập:

Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học nhằm thực hiện yêu cầu phân hóa sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.

Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập là 10 tiết hoặc 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn học là 35 tiết/năm học. Ở mỗi lớp 10, 11, 12, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.

Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ các môn học và các chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.

Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

- Thời lượng giáo dục

Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút.

Khuyến khích các trường trung học phổ thông đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh khi học Chương trình trung học phổ thông mới?

Căn cứ Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, chương trình giáo dục phổ thông bao gồm cả chương trình trung học phổ thông mới giúp hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

Hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau:

- Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;

- Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.

Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh.

Đề thi tham khảo
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đề minh họa kỳ thi V SAT năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực HSA năm 2025?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;