Đề tài cấp bộ được xác định theo các tiêu chí nào từ 05/01/2025?
Đề tài cấp bộ được xác định theo các tiêu chí nào từ 05/01/2025?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT (văn bản có hiệu lực từ 05/01/2025) quy định về tiêu chí xác định đề tài cấp bộ như sau:
- Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước: phân tích được những công trình nghiên cứu có liên quan và những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài;
- Tính cấp thiết, tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, có vai trò trong việc nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của đơn vị;
- Tính mới và mức độ không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã và đang thực hiện, các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ đã bảo vệ thành công;
- Tên, định hướng mục tiêu và nội dung nghiên cứu đảm bảo tính tương thích, khoa học, rõ ràng, khả thi;
- Các sản phẩm dự kiến đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT;
- Hiệu quả và khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài;
- Kinh phí đề xuất đề tài phù hợp với mục tiêu, nội dung, sản phẩm dự kiến.
Đề tài cấp bộ được xác định theo các tiêu chí nào từ 05/01/2025? (Hình từ Internet)
Kết quả của đề tài cấp bộ phải đáp ứng yêu cầu thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT (văn bản có hiệu lực từ 05/01/2025) quy định kết quả của đề tài cấp bộ phải đáp ứng tối thiểu 02 yêu cầu như sau:
- Có kết quả nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học, kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế; hoặc các tạp chí khoa học, kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học trong nước; hoặc được xuất bản thành sách hoặc chương sách chuyên khảo, sách tham khảo;
- Có kết quả đào tạo trình độ thạc sĩ hoặc hỗ trợ đào tạo trình độ tiến sĩ hoặc có kết quả là luận cứ khoa học, giải pháp để giải quyết các vấn đề thực tiễn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ hoặc có kết quả nghiên cứu là tài sản trí tuệ, sản phẩm ứng dụng khác.
Được điều chỉnh đề tài cấp bộ trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT (văn bản có hiệu lực từ 05/01/2025) quy định điều chỉnh đề tài cấp bộ trong trường hợp như sau:
(1) Trên cơ sở đề nghị của tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện điều chỉnh đề tài cấp bộ.
- Điều chỉnh thời gian thực hiện đề tài cấp bộ: Đề tài cấp bộ được xem xét gia hạn một lần, không quá 12 tháng và do Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt điều chỉnh. Trường hợp bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh, ...), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét và quyết định thêm thời gian gia hạn;
- Thay đổi chủ nhiệm đề tài cấp bộ: Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt thay đổi chủ nhiệm đề tài cấp bộ khi có một trong các trường hợp sau: Chủ nhiệm đề tài đi học tập, công tác dài hạn trên 6 tháng hoặc chuyển đổi vị trí công tác; bị ốm đau, không có khả năng điều hành hoạt động nghiên cứu (có xác nhận của cơ quan y tế); vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính hoặc không hoàn thành tiến độ nội dung đề tài theo đặt hàng mà không có lý do chính đáng; bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên. Chủ nhiệm đề tài mới phải đáp ứng các quy định tại Điều 5 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT;
- Thay đổi thành viên đề tài cấp bộ: Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt thay đổi thành viên đề tài cấp bộ trong thời gian thực hiện đề tài (không tính thời gian gia hạn) khi thành viên không có thời gian hoặc sức khỏe để tiếp tục tham gia nghiên cứu. Thành viên mới phải đáp ứng quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT.
(2) Trong trường hợp cần thiết, tổ chức chủ trì báo cáo để Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, điều chỉnh các nội dung khác của đề tài nhưng không làm thay đổi mục tiêu, sản phẩm và kinh phí của đề tài đã được phê duyệt.
Nhiệm vụ và quyền hạn của chủ nhiệm đề tài cấp bộ là gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT (văn bản có hiệu lực từ 05/01/2025) quy định nhiệm vụ và quyền hạn của chủ nhiệm đề tài cấp bộ như sau:
- Xây dựng thuyết minh, dự toán đề tài cấp bộ;
- Lựa chọn, phân công nhiệm vụ cho các thành viên tham gia nghiên cứu đề tài cấp bộ;
- Tham gia ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân được phê duyệt trong thuyết minh đề tài để triển khai các nội dung nghiên cứu;
- Chủ động tổ chức thực hiện các nội dung nghiên cứu theo thuyết minh đã được phê duyệt và hợp đồng đã ký; kiến nghị với tổ chức chủ trì hỗ trợ các điều kiện cần thiết để thực hiện đề tài cấp bộ;
- Đề xuất điều chỉnh các nội dung liên quan đến đề tài cấp bộ theo quy định; chấp hành các yêu cầu của tổ chức chủ trì và của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong công tác báo cáo, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất;
- Đề nghị tổ chức chủ trì đánh giá sản phẩm, nghiệm thu đề tài; trực tiếp báo cáo trước Hội đồng đánh giá nghiệm thu đề tài cấp cơ sở, cấp bộ; thực hiện đầy đủ các yêu cầu của Hội đồng;
- Chịu trách nhiệm về độ chính xác, tin cậy và tính trung thực của kết quả nghiên cứu; công bố kết quả nghiên cứu; phối hợp với tổ chức chủ trì xác lập quyền sở hữu trí tuệ, khai thác và chuyển giao kết quả nghiên cứu của đề tài theo quy định;
- Chịu trách nhiệm sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện đề tài cấp bộ hiệu quả và đúng quy định; bàn giao cơ sở vật chất, trang thiết bị, các loại tài sản khác (nếu có) và kết quả nghiên cứu được hình thành từ kinh phí thực hiện đề tài cho tổ chức chủ trì trong vòng 30 ngày kể từ khi đề tài được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận hoàn thành;
- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của Hội đồng thanh lý theo quy định khi đề tài bị thanh lý;
- Thực hiện cung cấp đầy đủ tài liệu cho công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm toán khi có yêu cầu.
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?
- Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy nghĩa là gì?
- Danh sách thí sinh vào Vòng bán kết Bảng B Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Chính thức: Kết quả vào Vòng bán kết Bảng A Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?
- 3+ Tả cảnh quê hương em những ngày đầu xuân năm mới? Nội dung văn bản văn học của ngữ liệu môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- Top 3+ dàn ý tả mẹ lớp 5? Sách giáo khoa học sinh tiểu học do ai quyết định lựa chọn?
- 20+ câu chúc tết hay cho khách hàng đối tác ý nghĩa?
- 8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- 12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?