Đề ôn thi vòng 7 Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 kèm đáp án mới nhất 2024? Môn Tiếng Việt lớp 5 có đặc điểm như thế nào?

Học sinh tham khảo mẫu đề ôn thi vòng 7 Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 mới nhất? Đặc điểm của môn Tiếng việt lớp 5 là gì?

Đề ôn thi vòng 7 Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 kèm đáp án mới nhất 2024?

Dưới đây là bộ đề ôn thi vòng 7 Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 đi kèm đáp án mà các bạn học sinh có thể tham khảo:

ĐỀ ÔN THI VÒNG 7 TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT LỚP 5

PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu hỏi 1: Trong các từ sau, từ đồng nghĩa với từ "khép nép" là từ nào?

a/ bép xép

b/ lép xép

c/ ngại ngùng

d/ run sợ

Câu hỏi 2: Từ "no" trong câu "Những cánh diều no gió." được dùng theo nghĩa nào?

a/ đen

b/ chuyển

c/ đồng nghĩa

d/ đồng âm

Câu hỏi 3: Từ "dùi" trong câu "Thần chỉ xin chiếc dùi sắt để dùi thủng thuyền giặc." có quan hệ với nhau như thế nào về nghĩa?

a/ đồng âm

b/ đồng nghĩa

c/ trái nghĩa

d/ nhiều nghĩa

Câu hỏi 4: Từ "sâu" trong câu "Cái hố này rất sâu." và câu "Cái lá này bị sâu ăn." có quan hệ gì về nghĩa?

a/ đồng âm

b/ đồng nghĩa

c/ trái nghĩa

d/ nhiều nghĩa

Câu hỏi 5: Trong các từ sau, từ nào có tiếng "trường" với nghĩa là dài?

a/ trường lớp

b/ trường học

c/ đường trường

d/ nhà trường

Câu hỏi 6: Từ "chín" trong câu "Quả na đã chín mềm." trái nghĩa với từ nào trong các từ sau?

a/ ương

b/ nhũn

c/ xanh

d/ già

Câu hỏi 7: Từ "chèo" trong "chiếu chèo" và "chèo thuyền" quan hệ với nhau như thế nào về nghĩa?

a/ đồng nghĩa

b/ đồng âm

c/ trái nghĩa

d/ nhiều nghĩa

Câu hỏi 8: Trong câu "Dì Na là bác sĩ." từ "dì" thuộc từ loại gì?

a/ đại từ

b/ động từ

c/ tinh từ

d/ danh từ

Câu hỏi 9: Từ "đường" trong câu "Xe chở đường chạy đầy đường." có quan hệ gì về nghĩa?

a/ đồng nghĩa

b/ đồng âm

c/ nhiều nghĩa

d/ trái nghĩa

Câu hỏi 10: Trong các từ sau, từ không cùng nghĩa với các từ còn lại trong nhóm là từ nào?

a/ hòa bình

b/ thái bình

c/ trung bình

d/ thanh bình

Câu hỏi 11: Nhóm từ nào là những quan hệ từ?

a

– mà, thì, bằng

b – đi, đứng, ở

c – thì, hoặc, sẽ

d – đã, đang, vẫn

Câu hỏi 12: Những từ vào viết sai chính tả:

A – ngoại xâm

B – phù xa

C – sa xỉ

D – xa hoa

Câu hỏi 13: Bài đọc nào dưới đây đã chỉ rõ sự cần thiết của việc trồng rừng ngập mặn?

A – Trồng rừng ngập mặn

B – Mùa thảo quả

C – Tiếng vọng

D – Người gác rừng tí hon.

Câu hỏi 14: Trong câu: “Nguyên quay sang tôi, giọng nghẹn ngào.”, từ “Nguyên” đóng vai trò là:

A – trạng từ

B – tính từ

C – động từ

D – danh từ

Câu hỏi 15: Cặp quan hệ từ nào thích hợp để điền vào chỗ trống trong hai câu thơ sau:

“……….hoa có ở trời cao

…………….bầy ong cũng mang vào mật thơm.”

A – vì, nên

B – tuy, nhưng

C – hễ, thì

D – nếu, thì

Câu hỏi 16: Những từ “trả lời, nhìn, vịn, hát, lăn, trào, đón” thuộc từ loại gì?

A – động từ

B – danh từ

C – Tính từ

D – trạng từ

Câu hỏi 17: Những từ “hổ”, “cọp”, “hùm” là những từ như thế nào?

a/ nhiều nghĩa

b/ từ ghép

c/ đồng nghĩa

d/ trái nghĩa

Câu hỏi 18: Trong các từ sau, từ nào có tiếng “bảo” không mang nghĩa là “giữ gìn”?

a/ bảo kiếm

b/ bảo vệ

c/ bảo tồn

d/ bảo quản

Câu hỏi 19: Rừng khộp trong bài đọc “Kì diệu rừng xanh” được gọi là gì?

a/ giang sơn vàng rợi

b/ thế giới thần bí

c/ lâu đài kiến trúc

d/ vương quốc tí hon

Câu hỏi 20: Loài cây nào xuất hiện trong bài đọc “Kì diệu rừng xanh”?

a/ cây bạch đàn

b/ cây khộp

c/ cây keo

d/ cây tràm

Xem đầy đủ đề ôn thi vòng 7 Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 kèm bộ đáp án tại...Tải về

Đề ôn thi vòng 7 Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 kèm đáp án mới nhất 2024?

Đề ôn thi vòng 7 Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 kèm đáp án mới nhất 2024? (Hình ảnh từ Internet)

Môn Tiếng Việt lớp 5 có đặc điểm như thế nào?

Căn cứ theo Mục 1 Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT dạy học môn ngữ văn lớp 5 có đặc điểm như sau:

- Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.

- Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...

Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.

- Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, triết học,... liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,… Môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết với cuộc sống; giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.

- Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.

- Giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học.

Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.

- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm.

- Ngoài ra, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập.

Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Yêu cầu về năng lực văn học lớp 5 như thế nào?

Căn cứ theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định về yêu cầu năng lực văn học ở lớp 5 như sau:

- Biết cách đọc diễn cảm văn bản văn học; kể lại, tóm tắt được nội dung chính của câu chuyện, bài thơ; nhận xét được các nhân vật, sự việc và thái độ, tình cảm của người viết trong văn bản;

- Nhận biết được thời gian và địa điểm, một số kiểu vần thơ, nhịp thơ, từ ngữ, hình ảnh đẹp, độc đáo và tác dụng của các biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh.

- Hiểu được ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ văn bản. Viết được đoạn, bài văn kể chuyện, miêu tả thể hiện cảm xúc và khả năng liên tưởng, tưởng tượng.

Cùng chủ đề
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;