Đáp án tuần 6 cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng ? Trách nhiệm của các Bộ trong giáo dục pháp luật?

Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng đáp án tuần 6? Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật?

Đáp án tuần 6 cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển đảo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng?

Dưới đây là đáp án tuần 6 cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam như sau:

Câu 01: Quy định “Tổ chức, cá nhân hoạt động trong vùng biển Việt Nam phải tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia của Việt Nam, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan” được nêu trong văn bản nào?

a. Luật biển Việt Nam năm 2012.

b. Luật biên giới quốc gia năm 2003.

c. Bộ Luật hàng hải năm 2005.

d. Cả 3 đáp án trên đều sai.

Câu 02: Đầu thế kỷ XVII, các chúa Nguyễn cho lập đội Hoàng Sa và Bắc Hải để làm gì?

a. Khai thác và thực thi chủ quyền trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

b. Khai thác và thực thi chủ quyền trên Biển Đông

c. Khai thác và thực thi chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

d. Khai thác và thực thi chủ quyền trên Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Câu 03: Việt Nam thực hiện chủ quyền và đóng giữ bao nhiêu đảo đá ngầm và điểm đóng quân trên quần đảo Trường Sa?

a. 20 đảo đá ngầm (09 đảo nổi; 11 đảo chìm) và 32 điểm đóng quân.

b. 21 đảo đá ngầm (09 đảo nổi; 12 đảo chìm) và 33 điểm đóng quân.

c. 22 đảo đá ngầm (09 đảo nổi; 13 đảo chìm) và 34 điểm đóng quân.

d. 23 đảo đá ngầm (09 đảo nổi; 14 đảo chìm) và 35 điểm đóng quân.

Câu 04: Điều 1 trong Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới có bao nhiêu khoản?

a. 3 khoản

b. 4 khoản

c. 5 khoản

d. 6 khoản

Câu 05: Tìm từ còn thiếu trong “…” nội dung được nêu tại Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ chính trị: “Xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách. Dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, ..., dám đương đầu với khó khăn, thách thức, hành động vì lợi ích chung, vì nước, vì dân”.

a. dám đổi mới

b. dám sáng tạo

c. dám đổi mới, sáng tạo,

d. dám đột phá

Câu 06: Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tỉnh Lâm Đồng thực hiện 03 khâu đột phá chiến lược mang tính đặc thù của địa phương, đó là?

a. Đột phá về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, ứng dụng thành quả cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nhất là vào lĩnh vực dịch vụ và nông nghiệp.

b. Đột phá phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế đêm; ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí./-strong/-heart:>:o:-((:-h c. Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách, ưu đãi để huy động mọi nguồn lực xã hội, nguồn lực từ Nhân dân, doanh nghiệp để phát triển nhanh, bền vững, đặc biệt là hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa, hạ tầng chống biến đổi khí hậu.

d. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 07: Một trong những nội dung thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XII và Đại hội Đảng toàn quốc lần thức XIV là?

a. Quyết tâm thực hiện 03 khâu đột phá chiến lược mang tính đặc thù của địa phương.

b. Thi đua chào mừng Đại hội Đảng cấp cơ sở, cấp trên cơ sở.

c. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hoàn tất thủ tục đầu tư 2 Dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương.

d. Chú trọng thi công 2 Dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương.

Câu 08: Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22-10-2018 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XII chủ trương phát triển các cảng biển nước sâu trung chuyển quốc tế, cảng biển chuyên dụng tại vùng biển nào?

a. Vùng biển và ven biển phía Bắc

b. Vùng biển và ven biển Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ

c. Vùng biển và ven biển Đông Nam Bộ

d. Vùng biển và ven biển Tây Nam Bộ

Câu 09: Thời gian giai đoạn 2 của Đợt thi đua cao điểm “Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Lâm Đồng đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn, vươn lên cùng đất nước” được tính?

a. Từ ngày 31/12/2024 đến ngày 02/9/2025.

b. Từ ngày 01/01/2025 đến ngày 31/12/2025.

c. Từ tháng 01/2025 đến tháng 8/2025.

d. Từ tháng 01/2025 đến tháng 9/2025.

Câu 10: Điều cần tránh thứ tư (4) được nêu trong Chỉ thị số 34-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng, đó là:

a. Cần tránh tâm lý an phận thủ thường, dĩ hòa vi quý.

b. Nên tránh tư tưởng an phận thủ thường, dĩ hòa vi quý.

c. Phải tránh việc an phận thủ thường, dĩ hòa vi quý.

d. Tránh an phận thủ thường, dĩ hòa vi quý.

Lưu ý: thông tin về đáp án tuần 6 cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam chỉ mang tính tham khảo!

Đáp án tuần 6 cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam tỉnh Lâm Đồng ? Trách nhiệm của các Bộ trong giáo dục pháp luật? (Hình từ Internet)

Cản trở việc thực hiện quyền được thông tin có bị cấm?

Căn cứ theo Điều 9 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 có quy định cụ thể về các hành vi bị cấm như sau:

Các hành vi bị cấm
1. Truyền đạt sai lệch, phê phán nội dung pháp luật được phổ biến; không cung cấp thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu có nội dung sai sự thật, trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2. Lợi dụng phổ biến, giáo dục pháp luật để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền chính sách thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Cản trở việc thực hiện quyền được thông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Lợi dụng việc thực hiện quyền được thông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật để gây cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gây mất trật tự, an toàn xã hội.

Như vậy, thông qua quy định trên thì cản trở việc thực hiện quyền được thông tin là hành vi bị cấm trong việc giáo dục pháp luật.

Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật?

Căn cứ vào Điều 25 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 có quy định cụ thể về trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ như sau:

[1] Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm sau đây:

- Ban hành theo thẩm quyền chương trình, đề án, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý triển khai thực hiện;

- Xác định nội dung và hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng; biên soạn tài liệu và phổ biến kiến thức pháp luật chuyên ngành; bảo đảm quyền được thông tin về pháp luật của nhân dân;

- Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang nhân dân thuộc phạm vi quản lý, chú trọng thực hiện thông qua phổ biến pháp luật trực tiếp, cung cấp văn bản quy phạm pháp luật, trang thông tin điện tử của cơ quan, các khóa học, lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn;

- Xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật của bộ, ngành;

- Chỉ đạo các trường, cơ sở dạy nghề thuộc phạm vi quản lý tổ chức giáo dục pháp luật trong cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề; bố trí, chuẩn hóa, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên, giảng viên dạy pháp luật.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục pháp luật trong các cấp học và trình độ đào tạo; quy định thời gian, lộ trình hoàn thành việc chuẩn hóa giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên, giảng viên dạy pháp luật.

[3] Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở dạy nghề.

Cùng chủ đề
Tác giả: Võ Phi
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;