Danh mục toàn bộ sách giáo khoa lớp 12 năm 2024?
Danh mục toàn bộ sách giáo khoa lớp 12 năm 2024?
Căn cứ Danh mục sách giáo khoa lớp 12 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 88/QĐ-BGDĐT năm 2024, căn cứ Danh mục sách giáo khoa lớp 12 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 704/QĐ-BGDĐT năm 2024, danh mục toàn bộ sách giáo khoa lớp 12 năm 2024 gồm 57 sách giáo khoa.
>> Tải Tải về danh mục 57 sách giáo khoa lớp 12 năm 2024
Danh mục toàn bộ sách giáo khoa lớp 12 năm 2024? (Hình từ Internet)
Nội dung sách giáo khoa lớp 12 phải đáp ứng các điều kiện nào?
Căn cứ Điều 5 Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT, nội dung sách giáo khoa lớp 12 phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Nội dung sách giáo khoa thể hiện đúng và đầy đủ nội dung của chương trình môn học hoặc hoạt động giáo dục; bảo đảm tính cơ bản, khoa học, thiết thực, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
- Các thuật ngữ, khái niệm, định nghĩa, số liệu, sự kiện, hình ảnh bảo đảm chính xác, khách quan, nhất quán và phù hợp với trình độ học sinh; các số liệu, sự kiện, hình ảnh có nguồn gốc rõ ràng.
- Các thành tựu khoa học mới liên quan đến chương trình môn học, hoạt động giáo dục được cập nhật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phù hợp với mục tiêu của chương trình môn học, hoạt động giáo dục.
- Những nội dung giáo dục về chủ quyền quốc gia, quyền con người, quyền trẻ em, bình đẳng giới, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu được thể hiện hợp lý.
Các bước biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa lớp 12 mới nhất ra sao?
Tại Điều 9 Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT) quy định:
(1) Quy trình biên soạn sách giáo khoa lớp 12
Bước 1: Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa lựa chọn tác giả biên soạn sách giáo khoa đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 11 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT; tác giả nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để xây dựng đề cương tổng thể, đề cương chi tiết, kế hoạch biên soạn; phân công nhiệm vụ của tổng chủ biên, chủ biên (nếu sách có tổng chủ biên, chủ biên), tác giả bảo đảm sự phù hợp về khối lượng công việc và thời gian thực hiện để bảo đảm chất lượng và tiến độ hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa;
Bước 2: Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, hoàn thành ít nhất 01 (một) bài học, tổ chức dạy thực nghiệm, góp ý sau khi dạy thực nghiệm để hoàn thiện bài học đó với sự tham gia đóng góp và thống nhất của toàn thể tác giả trước khi tổ chức biên soạn các bài học khác; tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, dạy thực nghiệm, tổ chức lấy ý kiến của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học, nhà giáo dục am hiểu về giáo dục phổ thông nhận xét, đánh giá bản mẫu sách giáo khoa theo nội dung từng khoản quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (yêu cầu cụ thể theo Tiêu chí đánh giá sách giáo khoa kèm theo Thông tư này); hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổ chức thẩm định;
Bước 3: Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định bản mẫu sách giáo khoa theo quy định tại Chương 4 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT;
Bước 4: Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa hoàn thiện bản mẫu sách giáo khoa sau thẩm định;
Bước 5: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng sách giáo khoa;
Bước 6: Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức xuất bản, phát hành sách giáo khoa theo quy định của pháp luật.
(2) Quy trình chỉnh sửa sách giáo khoa lớp 12
- Trong quá trình sử dụng, sách giáo khoa có thể được chỉnh sửa;
- Quy trình chỉnh sửa sách giáo khoa thực hiện như quy trình biên soạn sách giáo khoa được quy định tại khoản 1 Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT) trừ quy định về thực nghiệm sách giáo khoa. Trường hợp phải tổ chức thực nghiệm sách giáo khoa chỉnh sửa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.
Lưu ý: Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cụ thể quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa nêu trên đối với việc biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa sử dụng ngân sách nhà nước.
- Quy trình tuyển sinh lớp 6 từ ngày 14/02/2025 ra sao?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm ngoại ngữ tin học là gì?
- Trung ương Cục miền Nam ra đời trong hoàn cảnh nào? Vai trò của Trung ương Cục miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước?
- Hoàn cảnh và ý nghĩa của lời kêu gọi Không có gì quý hơn độc lập tự do? Mạch nội dung môn Lịch sử lớp 12 như thế nào?
- Mẫu bài phát biểu Tết trồng cây 2025 mới nhất? Quy định về việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường hiện nay ra sao?
- Hoàn cảnh ra đời câu nói miền Nam yêu quý luôn ở trong trái tim tôi của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
- Soạn bài Qua đèo ngang? Học sinh THCS khuyết tật thì xem xét đánh giá như thế nào?
- Thể lệ Cuộc thi tìm hiểu 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 2025?
- 3+ Bài thu hoạch quốc phòng an ninh đối tượng 3 năm 2025? Đối tượng 3 bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh là ai?
- Đánh giá học sinh tiểu học thì đánh giá của ai là quan trong nhất?