Danh mục sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 4 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông ra sao?
Danh mục sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 4 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông ra sao?
Danh mục sách giáo khoa lớp 4 sử dụng trọng cơ sở giáo dục phổ thông được ban hành kèm theo Quyết định 4434/QĐ-BGDĐT năm 2022, sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 4 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông gồm:
TT | Tên sách giáo khoa | Tên tác giả | Nhà xuất bản |
1 | Lịch sử và Địa lí 4 | Vũ Minh Giang (Tổng Chủ biên phần Lịch sử), Nghiêm Đình Vỳ (Tổng Chủ biên cấp Tiểu học phần Lịch sử), Nguyễn Thị Thu Thủy (Chủ biên phần Lịch sử), Đào Thị Hồng, Lê Thị Thu Hương, Đào Ngọc Hùng (Tổng Chủ biên phần Địa lí), Trần Thị Hà Giang (Chủ biên phần Địa lí), Đặng Tiên Dung, Đoàn Thị Thanh Phương. | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam |
2 | Lịch sử và Địa lí 4 | Nguyễn Trà My, Phạm Đỗ Văn Trung (đồng Chủ biên), Nguyễn Khánh Băng, Trần Thị Ngọc Hân, Nguyễn Chí Tuấn. | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam |
3 | Lịch sử và Địa lí 4 | Đỗ Thanh Bình (Tổng Chủ biên phần Lịch sử), Nguyễn Văn Dũng (Chủ biên phần Lịch sử), Ninh Thị Hạnh, Nguyễn Thị Phương Thanh, Lê Thông (Tổng Chủ biên phần Địa lí), Nguyễn Tuyết Nga (Chủ biên phần Địa lí), Phạm Thị Sen, Nguyễn Thị Trang Thanh. | Nhà xuất bản Đại học Sư phạm |
>> Xem toàn bộ 47 sách giáo khoa lớp 4 các môn: Tải về
Danh mục sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 4 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông ra sao? (Hình từ Internet)
Tổ chuyên môn lựa chọn sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 4 theo quy trình nào?
Quy trình lựa chọn sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 4 trong trường học được quy định căn cứ theo Điều 7 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
- Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cho từng môn học được cơ cấu trong tổ chuyên môn, báo cáo người đứng đầu trước khi thực hiện;
- Tổ chức cho toàn bộ giáo viên môn học của cơ sở giáo dục (bao gồm giáo viên biên chế, hợp đồng, biệt phái, thỉnh giảng, dạy liên trường) tham gia lựa chọn sách giáo khoa của môn học đó;
- Chậm nhất 20 ngày trước phiên họp đầu tiên của tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên môn học nghiên cứu các sách giáo khoa của môn học, viết phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa;
- Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức họp với các giáo viên môn học để thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho môn học đó.
Trường hợp môn học chỉ có 01 sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định phê duyệt thì tổ chuyên môn lựa chọn sách giáo khoa trong quyết định, không cần bỏ phiếu.
Sách giáo khoa được lựa chọn bảo đảm có từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn.
Trường hợp không có sách giáo khoa nào đạt từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn thì tổ chuyên môn phải thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn lại; sách giáo khoa được lựa chọn là sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất trong lần bỏ phiếu thứ hai.
Trong cả 02 (hai) lần bỏ phiếu, nếu có từ 02 (hai) sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất bằng nhau thì tổ trưởng tổ chuyên môn quyết định lựa chọn một trong số sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất.
Các cuộc họp của tổ chuyên môn được lập thành biên bản, ghi đầy đủ ý kiến nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của các giáo viên môn học tham gia lựa chọn, biên bản có chữ kí của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập biên bản;
- Tổ trưởng tổ chuyên môn tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập danh mục sách giáo khoa.
Đặc điểm môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 ra sao?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, đặc điểm môn Lịch sử và Địa lớp 4 như sau:
Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học là môn học bắt buộc, được tổ chức dạy và học từ lớp 4.
Môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên và Xã hội các lớp 1, 2, 3 và là cơ sở để học môn Lịch sử và Địa lí ở cấp trung học cơ sở, đồng thời góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục về khoa học xã hội ở các cấp học trên.
Môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được xác định trong Chương trình tổng thể.
Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học (trong đó có môn Lịch sử và Địa lí lớp 4) gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về địa lí, lịch sử của địa phương, vùng miền, đất nước Việt Nam, các nước láng giềng và một số nét cơ bản về địa lí, lịch sử thế giới.
Nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí còn liên quan trực tiếp với nhiều môn học và các hoạt động giáo dục khác như: Đạo đức, Tiếng Việt, Hoạt động trải nghiệm,...
>> Xem toàn bộ Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT: Tải
- Hướng dẫn tổ chức giờ ăn đối với học sinh tiểu học?
- Điều kiện giáo viên nước ngoài dạy ngoại ngữ trong trường mầm non?
- Hướng dẫn xử lý khi xảy ra bạo lực học đường?
- Vì sao nói Công xã Paris là nhà nước kiểu mới? Lớp học Lịch sử của học sinh lớp 8 được tổ chức thế nào?
- Mẫu văn tả chú bộ đội lớp 5 ngắn gọn hay nhất? Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học lớp 5 như thế nào?
- Top các mẫu đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe? Học sinh lớp 3 được quyền chọn trường học không?
- Top 10 Mẫu viết đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ hay nhất?
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?
- Công dân học tập vn đăng nhập hướng dẫn chi tiết? Kinh phí thực hiện xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 2030?