Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo Thông tư 26 là gì?

Giải thích khái niệm về việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo Thông tư 26 theo quy định pháp luật sẽ là như thế nào?

Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo Thông tư 26 là gì?

* Thông tư 26 có nghĩa là: Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Theo khoản 8 Điều 3 Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, được ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên là việc xác định mức độ đạt được về phẩm chất, năng lực của giáo viên theo quy định của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

Đồng thời theo khoản 3 Điều 3 Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, được ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là hệ thống phẩm chất, năng lực mà giáo viên cần đạt được để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Như vậy, đối chiếu những quy định trên thì đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo Thông tư 26 sẽ là việc xác định mức độ đạt được về phẩm chất, năng lực của giáo viên theo quy định của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

>>>TẢI VỀ Xem toàn bộ Ví dụ minh chứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS năm 2024.

>>>TẢI VỀ FULL Các gợi ý minh chứng đánh giá chuẩn giáo viên THCS (Tiểu học, THPT) năm 2024.

Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo Thông tư 26 là gì?

Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo Thông tư 26 là gì? (Hình từ Internet)

Bao lâu thì thực hiện đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?

Căn cứ theo Điều 11 Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, được ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT như sau:

Chu kỳ đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
1. Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ mỗi năm một lần vào cuối năm học.
2. Người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học.
3. Trong trường hợp đặc biệt theo yêu cầu của cấp trên quản lý, cơ sở giáo dục mầm non rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên.

Như vậy, có thể thấy rằng việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non sẽ có (3) mốc thời gian:

(1) Giáo viên tự thực hiện đánh giá thì 1 lần/ năm;

(2) Nếu người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ sẽ là 2 năm 1 lần;

(3) Nếu rơi vào trường hợp đặc biệt thì theo yêu cầu của cấp trên quản lý thì có thể rút ngắn khoảng thời gian đánh giá.

Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non về mặt phát triển chuyên môn nghiệp vụ sẽ có những tiêu chí nào?

Căn cứ theo Điều 5 Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, được ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT (có điểm a khoản 1 bị ngưng hiệu lực bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 29/2021/TT-BGDĐT) có quy định về tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ như sau:

Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ (tiêu chuẩn số 2)

Nắm vững chuyên môn nghiệp vụ sư phạm mầm non; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phát triển toàn diện trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non.

* Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn bản thân

- Mức khá: Thực hiện kế hoạch học tập, bồi dưỡng phù hợp với điều kiện bản thân; cập nhật kiến thức chuyên môn, yêu cầu đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ em nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em;

- Mức tốt: Chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về phát triển chuyên môn bản thân.

* Tiêu chí 4. Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo hướng phát triển toàn diện trẻ em

- Mức đạt: Xây dựng được kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ em trong nhóm, lớp;

- Mức khá: Chủ động, linh hoạt điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ em, phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp và văn hóa địa phương;

- Mức tốt: Tham gia phát triển chương trình giáo dục nhà trường; hỗ trợ đồng nghiệp trong xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ em, phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp và văn hóa địa phương.

* Tiêu chí 5. Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em

- Mức đạt: Thực hiện được kế hoạch nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trong nhóm, lớp; đảm bảo chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, an toàn và phòng bệnh cho trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non;

- Mức khá: Chủ động, linh hoạt thực hiện đổi mới các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe, đáp ứng các nhu cầu phát triển khác nhau của trẻ em và điều kiện thực tiễn của trường, lớp;

- Mức tốt: Chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em.

* Tiêu chí 6. Giáo dục phát triển toàn diện trẻ em

a) Mức đạt: Thực hiện được kế hoạch giáo dục trong nhóm, lớp, đảm bảo hỗ trợ trẻ em phát triển toàn diện theo Chương trình giáo dục mầm non;

b) Mức khá: Chủ động đổi mới phương pháp giáo dục trẻ em, linh hoạt thực hiện các hoạt động giáo dục và điều chỉnh phù hợp, đáp ứng được các nhu cầu, khả năng khác nhau của trẻ em và điều kiện thực tiễn của trường, lớp;

c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện và điều chỉnh, đổi mới các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng phát triển toàn diện trẻ em.

* Tiêu chí 7. Quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em

- Mức đạt: Sử dụng được phương pháp quan sát và đánh giá trẻ em để kịp thời điều chỉnh các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em;

- Mức khá: Chủ động, vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức, công cụ đánh giá nhằm đánh giá khách quan sự phát triển của trẻ em, từ đó điều chỉnh phù hợp kế hoạch chăm sóc, giáo dục;

- Mức tốt: Chia sẻ và hỗ trợ đồng nghiệp về kinh nghiệm vận dụng các phương pháp quan sát, đánh giá sự phát triển của trẻ em. Tham gia hoạt động đánh giá ngoài tại các cơ sở giáo dục mầm non.

* Tiêu chí 8. Quản lý nhóm, lớp

- Mức đạt: Thực hiện đúng các yêu cầu về quản lý trẻ em, quản lý cơ sở vật chất và quản lý hồ sơ sổ sách của nhóm, lớp theo quy định;

- Mức khá: Có sáng kiến trong các hoạt động quản lý nhóm, lớp phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp;

- Mức tốt: Chia sẻ kinh nghiệm hay, hỗ trợ đồng nghiệp trong quản lý nhóm, lớp theo đúng quy định và phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non về mặt chuyên môn nghiệp vụ sẽ bằng (6) tiêu chí:

(1) Phát triển chuyên môn bản thân

(2) Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo hướng phát triển toàn diện trẻ em

(3) Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em

(4) Giáo dục phát triển toàn diện trẻ em

(5) Quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em

(6) Quản lý nhóm, lớp

>>>TẢI VỀ Xem toàn bộ Ví dụ minh chứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS năm 2024.

>>>TẢI VỀ FULL Các gợi ý minh chứng đánh giá chuẩn giáo viên THCS (Tiểu học, THPT) năm 2024.

Giáo viên mầm non
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hỗ trợ giáo viên mầm non ở địa bàn có khu công nghiệp là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên mầm non dạy lớp ghép, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số được hưởng chính sách gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên mầm non không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Muốn làm giáo viên mầm non thì học khối nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên mầm non dạy bao nhiêu tuần trong 1 năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Lộ trình nâng trình độ chuẩn đào tạo với giáo viên mầm non như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên mầm non phải có phẩm chất nào? Mẫu phiếu tự đánh giá giáo viên mầm non mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo Thông tư 26 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên mầm non hạng 1 có tiêu chuẩn gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên mầm non hạng 1 mã số gì?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;