Đăng ký tín chỉ đại học là gì?
Đăng ký tín chỉ đại học là gì?
Trước hết, tín chỉ đại học là đơn vị đo lường khối lượng học của sinh viên trong trường đại học. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 – 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo./.
Bên cạnh đó việc đào tạo đại học theo tín chỉ là căn cứ theo Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định có 2 phương thức tổ chức đào tạo trình độ đại học gồm: Đào tạo theo niên chế và đào tạo theo tín chỉ.
Theo đó, đào tạo theo tín chỉ đại học được quy định như sau:
- Là phương thức tổ chức đào tạo theo từng lớp học phần, cho phép sinh viên tích lũy tín chỉ của từng học phần và thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch học tập của cá nhân, phù hợp với kế hoạch giảng dạy của cơ sở đào tạo;
- Sinh viên không đạt một học phần bắt buộc sẽ phải học lại học phần đó hoặc học một học phần tương đương theo quy định trong chương trình đào tạo, hoặc học một học phần thay thế nếu học phần đó không còn được giảng dạy;
- Sinh viên không đạt một học phần tự chọn sẽ phải học lại học phần đó hoặc có thể chọn học một học phần tự chọn khác theo quy định trong chương trình đào tạo.
Cũng tại khoản 2 Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định sinh viên học theo tín chỉ phải đăng ký lớp của các học phần dự định sẽ học trong học kỳ, gồm: những học phần mới, một số học phần chưa đạt (để học lại) và một số học phần đã đạt (để cải thiện điểm, nếu có) căn cứ danh sách học phần được mở và điều kiện đăng ký của mỗi học phần.
Như vậy, đối chiếu quy định thì đăng ký tín chỉ đại học hiểu đơn giản là sinh viên học theo tín chỉ phải đăng ký lớp của các học phần dự định sẽ học trong học kỳ.
Đăng ký tín chỉ đại học là gì? (Hình từ Internet)
Sinh viên được cảnh báo học tập dựa trên tín chỉ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT thì sinh viên được cảnh báo học tập dựa trên tín chỉ như sau:
Xử lý kết quả học tập theo tín chỉ
1. Cuối mỗi học kỳ chính, sinh viên được cảnh báo học tập dựa trên một số điều kiện như sau:
a) Tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đã đăng kí học trong học kỳ, hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24;
b) Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;
c) Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai, dưới 1,6 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo.
2. Sinh viên bị buộc thôi học trong các trường hợp sau:
a) Số lần cảnh báo học tập hoặc mức cảnh báo học tập vượt quá giới hạn theo quy định của cơ sở đào tạo;
b) Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này.
3. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể:
a) Việc lựa chọn áp dụng một số điều kiện cảnh báo học tập, giới hạn số lần hoặc mức cảnh báo học tập nhưng không vượt quá 2 lần cảnh báo liên tiếp;
b) Quy trình, thủ tục cảnh báo học tập, buộc thôi học; việc thông báo hình thức áp dụng tới sinh viên;
c) Việc bảo lưu kết quả học tập đã tích luỹ trong trường hợp sinh viên bị buộc thôi học.
Như vậy, sinh viên được cảnh báo học tập dựa trên tín chỉ nếu thuộc một trong các điều kiện sau:
[1] Tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đã đăng kí học trong học kỳ, hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24;
[2] Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;
[3] Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai, dưới 1,6 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo.
Sinh viên chưa tích lũy đủ số tín chỉ thì có được công nhận tốt nghiệp không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về việc công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp như sau:
Công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp
1. Sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
a) Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;
b) Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;
c) Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.
...
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì sinh viên chưa tích lũy đủ số tín chỉ thì sẽ không đủ điều kiện được công nhận tốt nghiệp.
- Phân tích tác phẩm Chiếc lá cuối cùng ngắn gọn? Kiểm tra, đánh giá việc dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông như thế nào?
- Mẫu bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử? Sử dụng phòng học bộ môn trường THCS như thế nào?
- Phân tích bài thơ Mùa hạ của Xuân Quỳnh? Phòng ngừa bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp như thế nào?
- Đóng vai người lính kể về bài thơ Đồng Chí ngắn nhất? Những kiến thức văn học nào có trong môn Ngữ văn lớp 9?
- Từ 2025, bổ sung trường hợp miễn thi môn Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT?
- Mẫu viết đoạn văn thể hiện tình cảm về một bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình? Học sinh lớp 5 trong trường học phải ứng xử như thế nào?
- Thực hành viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á lớp 11? Yêu cầu cần đạt trong nội dung khu vực Tây Nam Á của học sinh lớp 11?
- Những mẫu bài văn nghị luận lớp 7 học kì 1? Nội dung kiến thức văn học môn Ngữ văn lớp 7?
- Soạn bài Chiếc lá đầu tiên? 5 nhiệm vụ dành cho học sinh lớp 10 năm học mới 2024 2025?
- Mẫu Thuyết minh về cây lúa nước ngắn gọn? Học sinh lớp 9 có thành tích học tập xuất sắc thì có được nhận giấy khen không?