Đại học có cơ cấu tổ chức như thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của đại học như thế nào?

Theo quy định thì đại học có cơ cấu tổ chức như thế nào và nhiệm vụ và quyền hạn của đại học như thế nào?

Đại học có cơ cấu tổ chức như thế nào?

Theo quy định tại Điều 15 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 thì cơ cấu tổ chức của đại học như sau:

- Hội đồng đại học;

- Giám đốc đại học; phó giám đốc đại học;

- Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có);

- Trường đại học, viện nghiên cứu thành viên (nếu có); trường, ban chức năng, tổ chức khoa học và công nghệ, thư viện và tổ chức phục vụ đào tạo khác;

- Khoa, phân hiệu, viện nghiên cứu, trung tâm, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của đại học.

* Cơ cấu tổ chức cụ thể của đại học, mối quan hệ, mức độ tự chủ của đơn vị thành viên và đơn vị thuộc, trực thuộc đại học được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của đại học.

Đại học có cơ cấu tổ chức như thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của đại học như thế nào?

Đại học có cơ cấu tổ chức như thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của đại học như thế nào? (Hình từ Internet)

Hội đồng đại học công lập có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Theo quy định tại Điều 18 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 thì hội đồng đại học công lập có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:

- Quyết định về chiến lược, kế hoạch phát triển, kế hoạch hằng năm của đại học, việc kết nạp thành viên mới, tổ chức lại đại học theo quy định của pháp luật;

- Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính, quy chế dân chủ ở cơ sở của đại học, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Giáo dục đại học 2012, phù hợp với quy định của Luật Giáo dục đại học 2012 và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Quyết định về phương hướng đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;

- Quyết định về cơ cấu tổ chức, đơn vị thành viên của đại học; tiêu chuẩn chủ tịch, phó chủ tịch (nếu có), thành viên hội đồng đại học; tiêu chuẩn giám đốc, phó giám đốc đại học;

Quyết định và trình cơ quan quản lý có thẩm quyền ra quyết định công nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm giám đốc đại học; bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm phó giám đốc đại học trên cơ sở đề xuất của giám đốc đại học, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Giáo dục đại học 2012;

Việc quyết định các chức danh quản lý đơn vị thuộc, trực thuộc đại học do quy chế tổ chức và hoạt động của đại học quy định; tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động của chủ tịch hội đồng đại học, giám đốc đại học hằng năm; lấy phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch hội đồng đại học, giám đốc đại học vào giữa nhiệm kỳ hoặc đột xuất;

- Quyết định chính sách đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, nguồn lực dùng chung trong đại học; chính sách huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển đại học;

Quyết định chủ trương đầu tư, sử dụng tài sản có giá trị lớn thuộc thẩm quyền của đại học theo quy định của quy chế tổ chức và hoạt động của đại học;

Quy định chính sách tiền lương, thưởng và quyền lợi khác của chức danh quản lý đơn vị thuộc, trực thuộc đại học theo kết quả, hiệu quả công việc;

Quy định chính sách học phí, hỗ trợ người học; phê duyệt kế hoạch tài chính, thông qua báo cáo tài chính hằng năm, thông qua quyết toán kinh phí đối với các nguồn thu hợp pháp của đại học;

- Giám sát việc thực hiện quyết định của hội đồng đại học thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của đại học và trách nhiệm giải trình của giám đốc đại học; giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của đại học; báo cáo hằng năm trước hội nghị toàn thể của đại học về kết quả giám sát và kết quả hoạt động của hội đồng đại học;

- Tuân thủ pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan quản lý có thẩm quyền và các bên liên quan về các quyết định của hội đồng đại học;

Thực hiện công khai, minh bạch thông tin, chế độ báo cáo, chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền, thực hiện trách nhiệm giải trình trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của hội đồng đại học; chịu sự giám sát của xã hội, cá nhân và tổ chức trong đại học;

- Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn khác được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của đại học; nhiệm vụ, quyền hạn khác đối với đơn vị thuộc, trực thuộc quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Giáo dục đại học 2012.

Nhiệm vụ và quyền hạn của đại học như thế nào?

Theo quy định tại Điều 29 Luật Giáo dục đại học 2012 thì nhiệm vụ và quyền hạn của đại học như sau:

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển đại học;

- Quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động đào tạo của đại học;

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực, chia sẻ tài nguyên và cơ sở vật chất dùng chung trong đại học;

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đại học đặt trụ sở theo quy định;

- Được chủ động cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức bộ máy;

- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Đại học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đại học là gì? Cơ cấu tổ chức của Đại học có chức danh hiệu trưởng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đại học có cơ cấu tổ chức như thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của đại học như thế nào?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;