Đại học Bách khoa Hà Nội thêm tổ hợp xét tuyển? Phương án tuyển sinh 2025 của Đại học Bách khoa Hà Nội ra sao?
Đại học Bách khoa Hà Nội thêm tổ hợp xét tuyển? Phương án tuyển sinh 2025 của Đại học Bách khoa Hà Nội ra sao?
Ngày 15/01/2025, Đại học Bách Khoa Hà Nội công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025.
Theo đó, Đại học Bách Khoa Hà Nội dự kiến tuyển 9.680 sinh viên dựa trên 3 phương thức:
- Xét tuyển tài năng chiếm khoảng 20% chỉ tiêu;
- Xét tuyển theo điểm thi đánh giá tư duy chiếm khoảng 40% chỉ tiêu;
- Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 khoảng 40% chỉ tiêu.
(1) Đối với phương thức xét tuyển tài năng
Đại học Bách Khoa Hà Nội xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế; xét tuyển dựa theo hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn.
(2) Đối với xét tuyển theo điểm thi đánh giá tư duy (TSA)
Phương thức này dành cho thí sinh tham dự kỳ thi Đánh giá tư duy do Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức. Điều kiện dự tuyển là:
- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT,
- Đạt ngưỡng điểm TSA do Đại học Bách Khoa Hà Nội quy định.
(3) Đối với xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2025
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Điều kiện dự tuyển là thí sinh đã tốt nghiệp THPT, đạt ngưỡng điểm sàn do Đại học Bách Khoa Hà Nội quy định.
Năm nay, Đại học Bách Khoa Hà Nội giữ nguyên 10 tổ hợp xét tuyển và môn chính theo các năm trước bao gồm: A00, A01, A02, B00, D01, D04, D07, D26, D28 và D29. Bên cạnh đó, bổ sung tổ hợp K01 bao gồm Toán, Ngữ văn là 2 môn bắt buộc, kết hợp với một trong 4 môn: Lý, Hóa, Sinh, Tin có nhân hệ số.
Ngoài ra, Đại học Bách Khoa Hà Nội dự kiến tuyển sinh 65 chương trình đào tạo, trong đó có 37 chương trình đại trà (chương trình chuẩn), 23 chương trình chất lượng cao-Elitech, 2 chương trình PFIEV, 3 chương trình liên kết đào tạo quốc tế. Trong đó, có một chương trình mới là Tiếng Trung Khoa học và Kỹ thuật.
- Đối với môn Ngoại ngữ, Đại học Bách Khoa Hà Nội quy định thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh VSTEP hoặc chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (đăng ký xác thực trên hệ thống) có thể quy đổi thành điểm môn tiếng Anh khi xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT (tổ hợp A01, D01, D04, D07) và cộng điểm thưởng khi xét tuyển theo phương thức xét tuyển tài năng, xét tuyển theo điểm thi Đánh giá tư duy.
- Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, các chương trình FL1 (Tiếng Anh Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ), FL3 (Tiếng Trung Khoa học và Kỹ thuật), ngoài các điều kiện cần thiết (theo các phương thức tuyển sinh), thí sinh cần có một trong những điều kiện về trình độ tiếng Anh hoặc Ngoại ngữ tương đương như sau: Có chứng chỉ tiếng Anh VSTEP trình độ B1 trở lên; có chứng chỉ IELTS (academic) đạt 5,0 trở lên hoặc tương đương; có điểm thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 môn tiếng Anh đạt từ 6,5 điểm trở lên.
- Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào các chương trình liên kết đào tạo quốc tế bao gồm TROY-BA, TROY-IT, FL2 (Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế), ngoài các điều kiện cần thiết (theo các phương thức tuyển sinh), thí sinh cần có một trong những điều kiện về trình độ tiếng Anh như sau: Có chứng chỉ tiếng Anh VSTEP trình độ B2 trở lên; có chứng chỉ IELTS (academic) đạt 5.5 trở lên hoặc tương đương.
Đại học Bách khoa Hà Nội thêm tổ hợp xét tuyển? (Hình ảnh từ Internet)
Khi tuyển sinh Đại học thì có những yêu cầu chung là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT có quy định về các yêu cầu chung trong tuyển sinh đại học như sau:
- Cơ sở đào tạo thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình về công tác tuyển sinh, bảo đảm đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Mỗi cơ sở đào tạo thực hiện tất cả biện pháp cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho mọi thí sinh; tuyển chọn được những thí sinh có nguyện vọng và năng lực phù hợp nhất với yêu cầu của chương trình và ngành đào tạo.
- Các cơ sở đào tạo phối hợp chặt chẽ dưới sự hỗ trợ, giám sát của Bộ GDĐT nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và liên thông trong hệ thống; giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyển sinh của mỗi cơ sở đào tạo và của toàn hệ thống.
Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh đại học là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT có quy định về nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh đại học như sau:
(1) Công bằng đối với thí sinh
- Về cung cấp thông tin: Mỗi thí sinh quan tâm được cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, tin cậy, nhất quán và kịp thời để có quyết định phù hợp và chuẩn bị tốt nhất cho việc tham gia tuyển sinh;
- Về cơ hội dự tuyển: Không thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan tới trình độ, năng lực (trừ những quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mang tính đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); hoặc do quy trình tuyển sinh gây phiền hà, tốn kém;
- Về đánh giá năng lực: Thí sinh phải được đánh giá khách quan, công bằng và tin cậy về khả năng học tập và triển vọng thành công, đáp ứng yêu cầu của chương trình và ngành đào tạo;
- Về cơ hội trúng tuyển: Thí sinh phải được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất và quyền xác định nguyện vọng ưu tiên trong số những chương trình, ngành đào tạo đủ điều kiện trúng tuyển;
- Về thực hiện cam kết: Cơ sở đào tạo phải thực hiện các cam kết đối với thí sinh; tư vấn, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro.
(2) Bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo
- Về hợp tác: Các cơ sở đào tạo hợp tác bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển sinh, đồng thời mang lại lợi ích tốt nhất cho thí sinh;
- Về cạnh tranh: Các cơ sở đào tạo cạnh tranh trung thực, công bằng và lành mạnh trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
(3) Minh bạch đối với xã hội
- Về minh bạch thông tin: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm công bố thông tin tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng và kịp thời qua các phương tiện truyền thông phù hợp để xã hội và cơ quan quản lý nhà nước cùng giám sát;
- Về trách nhiệm giải trình: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và giải trình với xã hội qua hình thức phù hợp về những vấn đề lớn, gây bức xúc cho người dân.
- 12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?
- 8+ viết 3-5 câu kể lại việc em và các bạn chăm sóc cây lớp 2? Trách nhiệm của học sinh đối với môi trường như thế nào?
- Top 50+ mẫu lời chúc Tết 2025 dành cho mọi đối tượng? Sau khi nghỉ Tết phải hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày bao nhiêu?
- 3+ đoạn văn về tinh thần lạc quan? Học sinh lớp 12 có những nhiệm vụ gì khi tham gia môi trường giáo dục?
- Nội dung họp phụ huynh cuối học kì 1 THCS? Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh THCS là gì?
- 3+ mẫu bài văn tả cây cối lớp 4? Học sinh lớp 4 có được đánh giá theo phương pháp quan sát?
- Top 10 lời chúc tết của Hiệu trưởng? Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng trường THCS là 5 năm phải không?
- Mẫu 5+ viết thư cho người thân lớp 4? Học sinh lớp 4 phải biết giới thiệu về những sự vật và hoạt động gần gũi với cuộc sống?
- 7+ viết Đoạn văn về ngày Tết bằng Tiếng Anh ngắn gọn (đi kèm bản dịch)? Các chủ điểm gợi ý trong dạy học của Môn Tiếng Anh?
- Mẫu viết thư gửi cho một người thân ở xa để hỏi thăm và kể về tình hình gia đình em lớp 4?