Cung ứng sách giáo khoa cho các địa phương bị ảnh hưởng của bão số 3?
Cung ứng sách giáo khoa cho các địa phương bị ảnh hưởng của bão số 3?
Ngày 9/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn 5212/BGD&ĐT-GDTrH năm 2024 về việc cung ứng sách giáo khoa cho các địa phương bị ảnh hưởng của bão số 3.
>> Xem Công văn 5212/BGD&ĐT-GDTrH năm 2024:
Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 (bão Yagi) và mưa lũ sau bão; để chủ động khắc phục hậu quả của bão số 3, chuẩn bị các điều kiện đón học sinh trở lại trường học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị tổ chức biên soạn, phát hành sách giáo khoa khẩn trương thực hiện một số nội dung sau:
- Đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ động rà soát, thống kê tỉnh hình thiệt hại về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sách giáo khoa và đồ dùng học tập của nhà trường và học sinh do bão, lũ gây ra để có phương án khắc phục và báo cáo cấp có thẩm quyền.
Kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ học sinh, gia đình chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh bị thiệt hại do mưa, bão sớm ổn định học tập; thực hiện các giải pháp để việc dạy học ở các nhà trường an toàn, hiệu quả.
Phối hợp với các đơn vị cung ứng sách giáo khoa tại địa phương kịp thời cung cấp bổ sung sách giáo khoa cho học sinh, bảo đảm cung cấp đủ sách giáo khoa, giúp học sinh nhanh chóng ổn định học tập.
- Đối với các đơn vị tổ chức biên soạn, phát hành sách giáo khoa:
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu chủ động phối hợp với các địa phương rà soát, nắm bắt kịp thời tình hình sách giáo khoa bị hư hại do ảnh hưởng của bão số 3 để khẩn trương in ấn bổ sung và cung ứng kịp thời cho giáo viên, học sinh tổ chức dạy học, ưu tiên cho học sinh các lớp đầu cấp và cuối cấp; không để xảy ra tình trạng thiếu nguồn cung sách giáo khoa.
Trong khả năng của đơn vị, các nhà xuất bản phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động hỗ trợ sách giáo khoa, vở viết, đồ dùng học tập cho học sinh các gia đình chính sách, học sinh bị thiệt hại nặng nề do mưa, bão để sớm ổn định học tập.
Cung ứng sách giáo khoa cho các địa phương bị ảnh hưởng của bão số 3? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc biên soạn sách giáo khoa hiện nay ra sao?
Nguyên tắc biên soạn sách giáo khoa được quy định tại Điều 3 Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT như sau:
- Phù hợp với quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam.
- Cụ thể hóa mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông; bảo đảm tính liên thông giữa các cấp học, lớp học, môn học và hoạt động giáo dục.
- Gắn với điều kiện cụ thể của Việt Nam và phù hợp với xu thế giáo dục tiên tiến trên thế giới, bảo đảm tốt nhất lợi ích của người học.
Các bước biên soạn sách giáo khoa mới nhất?
Tại khoản Điều 9 Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT) quy định:
Quy trình biên soạn sách giáo khoa
Bước 1: Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa lựa chọn tác giả biên soạn sách giáo khoa đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 11 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT;
Tác giả nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để xây dựng đề cương tổng thể, đề cương chi tiết, kế hoạch biên soạn;
Phân công nhiệm vụ của tổng chủ biên, chủ biên (nếu sách có tổng chủ biên, chủ biên), tác giả bảo đảm sự phù hợp về khối lượng công việc và thời gian thực hiện để bảo đảm chất lượng và tiến độ hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa;
Bước 2: Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, hoàn thành ít nhất 01 (một) bài học, tổ chức dạy thực nghiệm, góp ý sau khi dạy thực nghiệm để hoàn thiện bài học đó với sự tham gia đóng góp và thống nhất của toàn thể tác giả trước khi tổ chức biên soạn các bài học khác;
Tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, dạy thực nghiệm, tổ chức lấy ý kiến của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học, nhà giáo dục am hiểu về giáo dục phổ thông nhận xét, đánh giá bản mẫu sách giáo khoa theo nội dung từng khoản quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (yêu cầu cụ thể theo Tiêu chí đánh giá sách giáo khoa kèm theo Thông tư này); hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổ chức thẩm định;
Bước 3: Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định bản mẫu sách giáo khoa theo quy định tại Chương 4 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT;
Bước 4: Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa hoàn thiện bản mẫu sách giáo khoa sau thẩm định;
Bước 5: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng sách giáo khoa;
Bước 6: Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức xuất bản, phát hành sách giáo khoa theo quy định của pháp luật.
- Top 5 mẫu văn tả về ngôi nhà của em lớp 3 ngắn gọn? Học sinh lớp 3 năm 2024 mấy tuổi?
- 03 mẫu bài nghị luận xã hội về lối sống tích cực và cách áp dụng trong cuộc sống lớp 12? Chương trình môn Ngữ văn lớp 12 được xây dựng trên nền tảng lý luận nào?
- Mẫu thiệp mời sinh nhật tiếng anh đẹp nhất? Học sinh cấp THCS phải viết được thiệp mời sinh nhật bằng tiếng anh đúng không?
- Trung tâm giáo dục thường xuyên có phải là đơn vị sự nghiệp công lập?
- Điều kiện, thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Có các hội đồng nào trong Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên?
- Các hình thức đánh giá trong chương trình giáo dục thường xuyên là gì?
- Ai là người chịu trách nhiệm về các thông tin tuyển sinh của trung tâm giáo dục thường xuyên?
- Trường trung cấp có phải là cơ sở giáo dục nghề nghiệp không?
- Giáo viên là viên chức có phải chuyển chức danh nghề nghiệp khi chuyển cấp dạy?