Sách giáo khoa là gì? Các nguyên tắc cần lưu ý khi biên soạn sách giáo khoa?
Sách giáo khoa là gì?
* Lưu ý: Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa, tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia thẩm định sách giáo khoa được ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (viết tắt là Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT).
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT thì sách giáo khoa là xuất bản phẩm cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông; được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng làm tài liệu dạy học chính thức trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Các nguyên tắc cần lưu ý khi biên soạn sách giáo khoa ra sao?
Căn cứ theo Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT, thì nguyên tắc biên soạn sách giáo khoa cần phải lưu ý như sau:
[1] Phù hợp với quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam.
[2] Cụ thể hóa mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông; bảo đảm tính liên thông giữa các cấp học, lớp học, môn học và hoạt động giáo dục.
[3] Gắn với điều kiện cụ thể của Việt Nam và phù hợp với xu thế giáo dục tiên tiến trên thế giới, bảo đảm tốt nhất lợi ích của người học.
Đồng thời, căn cứ Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT nội dung sách giáo khoa phải đảm bảo như sau:
- Nội dung sách giáo khoa thể hiện đúng và đầy đủ nội dung của chương trình môn học hoặc hoạt động giáo dục; bảo đảm tính cơ bản, khoa học, thiết thực, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
- Các thuật ngữ, khái niệm, định nghĩa, số liệu, sự kiện, hình ảnh bảo đảm chính xác, khách quan, nhất quán và phù hợp với trình độ học sinh; các số liệu, sự kiện, hình ảnh có nguồn gốc rõ ràng.
- Các thành tựu khoa học mới liên quan đến chương trình môn học, hoạt động giáo dục được cập nhật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phù hợp với mục tiêu của chương trình môn học, hoạt động giáo dục.
- Những nội dung giáo dục về chủ quyền quốc gia, quyền con người, quyền trẻ em, bình đẳng giới, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu được thể hiện hợp lý.
Sách giáo khoa là gì? Các nguyên tắc cần lưu ý khi biên soạn sách giáo khoa? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc trình bày tên sách giáo khoa như thế nào?
Yêu cầu về trình bày tên sách giáo khoa được quy định tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13909:2024 về Sách giáo khoa - Yêu cầu và phương pháp thử như sau:
Yêu cầu
4.1 Trình bày nội dung
4.1.1 Bìa 1
Trình bày theo thứ tự từ trên xuống các thông tin sau đây:
4.1.1.1 Tên tác giả (cá nhân hoặc tập thể)
a) Tên tác giả là cá nhân, ghi họ tên, có thể ghi thêm học hàm, học vị (nếu có);
b) Tên tác giả là tập thể phải ghi thêm tên người tổng chủ biên, chủ biên (nếu có).
4.1.1.2 Tên sách
Trình bày theo thứ tự các thông tin sau đây:
- Sách giáo khoa;
- Tên môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Tên lớp học hoặc cấp học (nếu có);
- Số thứ tự tập (nếu có).
4.1.1.3 Lô gô, tên nhà xuất bản và lô gô, tên đối tác liên kết:
Vị trí, số lượng của lô gô, tên nhà xuất bản và lô gô, tên đối tác liên kết do các bên tự thỏa thuận quyết định, nhưng lô gô, tên đối tác liên kết không được để trên và có kích thước lớn hơn, số lượng nhiều hơn lô gô, tên của nhà xuất bản.
...
Như vậy, theo quy định trên thì nguyên tắc trình bày tên sách giáo khoa sẽ như sau:
- Sách giáo khoa;
- Tên môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Tên lớp học hoặc cấp học (nếu có);
- Số thứ tự tập (nếu có).
Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa do ai thành lập?
Căn cứ theo Căn cứ theo Điều 12 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT, quy định về Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa như sau:
Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa
1. Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa (sau đây gọi tắt là Hội đồng) là tổ chức do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập theo từng môn học, hoạt động giáo dục ở từng cấp học, giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định sách giáo khoa.
2. Hội đồng bao gồm các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý giáo dục có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện các tổ chức có liên quan; có ít nhất 1/3 (một phần ba) tổng số thành viên là các nhà giáo đang giảng dạy môn học, hoạt động giáo dục ở cấp học tương ứng. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 7 (bảy) người.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 32 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Sách giáo khoa giáo dục phổ thông
...
2. Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập theo từng môn học, hoạt động giáo dục ở từng cấp học để thẩm định sách giáo khoa. Hội đồng gồm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng. Hội đồng và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.
...
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa sẽ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập theo từng môn học.
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?
- Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy nghĩa là gì?
- Danh sách thí sinh vào Vòng bán kết Bảng B Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Chính thức: Kết quả vào Vòng bán kết Bảng A Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?
- 3+ Tả cảnh quê hương em những ngày đầu xuân năm mới? Nội dung văn bản văn học của ngữ liệu môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- Top 3+ dàn ý tả mẹ lớp 5? Sách giáo khoa học sinh tiểu học do ai quyết định lựa chọn?
- 20+ câu chúc tết hay cho khách hàng đối tác ý nghĩa?
- 8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- 12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?