Cử nhân các ngành nào được tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để trở thành giáo viên tiểu học?
Cử nhân các ngành nào được tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để trở thành giáo viên tiểu học?
Căn cứ tại Mục 2 Chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 11/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Những người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học (Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Ngoại ngữ).
2. Các tổ chức và cá nhân liên quan có nhu cầu bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
Theo đó, người có bằng cử nhân các chuyên ngành Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Ngoại ngữ có thể tham gia chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm với nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học.
Cử nhân các ngành nào được tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để trở thành giáo viên tiểu học? (Hình từ Internet)
Mục tiêu của chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo viên tiểu học là gì?
Căn cứ tại Mục 3 Chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 11/2021/TT-BGDĐT thì mục tiêu của Chương trình như sau:
(1). Mục tiêu chung
Người học có năng lực nghiệp vụ sư phạm tiểu học cần thiết để thực hiện hiệu quả các hoạt động giáo dục, dạy học gắn với một môn học ở nhà trường tiểu học, góp phần hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất học sinh tiểu học phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông.
(2). Mục tiêu cụ thể
- Về phẩm chất
+ Tôn trọng và tin tưởng vào khả năng học tập và sự tiến bộ của học sinh;
+ Yêu thương học sinh, sẵn sàng hỗ trợ học sinh trong học tập và cuộc sống;
+ Cam kết nuôi dưỡng và phát huy năng lực của mỗi học sinh; yêu nghề, tự hào với nghề, tận tâm với nghề;
+ Ý thức được sự cần thiết tự rèn luyện, tự phát triển nghề nghiệp.
- Về năng lực giáo dục
+ Vận dụng được kiến thức về tâm lý học, giáo dục học lứa tuổi học sinh tiểu học để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục học sinh tiểu học;
+ Vận dụng được các kiến thức về giao tiếp sư phạm với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh, học sinh và xã hội trong các hoạt động giáo dục;
+ Thực hiện có hiệu quả các hoạt động quản lý hành vi để giúp phát triển nhân cách của học sinh tiểu học;
+ Thực hiện có kết quả các hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình, cộng đồng để phát triển năng lực học sinh tiểu học.
- Về năng lực dạy học
+ Vận dụng được kiến thức về tâm lý học tiểu học, giáo dục học tiểu học và lý luận dạy học môn học để dạy học ở cấp tiểu học;
+ Phân tích được chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và chương trình môn học, chỉ ra được mối liên hệ giữa các môn học ở cấp tiểu học, mục tiêu môn học với mục tiêu của cấp học;
+ Phân tích được cấu trúc bài học, lựa chọn được nội dung dạy học phù hợp, thiết kế được các kế hoạch dạy học cho các bài học hoặc chủ đề gắn với môn học cụ thể ở cấp tiểu học theo định hướng phát triển năng lực;
+ Xác định được các phương pháp và kỹ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học, vận dụng để thực hành tổ chức các hoạt động dạy học;
+ Ứng dụng được công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học và hoạt động giáo dục;
+ Mô tả và hệ thống được các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh tiểu học nói chung và môn học cụ thể nói riêng.
- Về năng lực định hướng sự phát triển học sinh
Tìm hiểu được đối tượng giáo dục, xác định được hướng phát triển của học sinh; hỗ trợ được học sinh phát triển; tư vấn cho cha mẹ học sinh về sự phát triển của học sinh.
- Về năng lực hoạt động xã hội
+ Thực hiện đầy đủ các quy tắc ứng xử của nhà trường, xã hội, các quy định về quy chế dân chủ ở cơ sở;
+ Tham gia các hoạt động trong cộng đồng nghề nghiệp; hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động cộng đồng;
+ Vận động được các lực lượng xã hội tham gia hoạt động giáo dục.
- Về năng lực phát triển nghề nghiệp
+ Thực hiện được hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, có kỹ năng trao đổi, làm việc hợp tác phát triển chuyên môn;
+ Thực hiện được các hoạt động nghiên cứu sư phạm ứng dụng, tự học và tự bồi dưỡng để phát triển nghề nghiệp, sáng tạo trong giải quyết các vấn đề thực tiễn ở trường tiểu học;
+ Nhận thức đúng về phát triển nghề nghiệp bản thân, xây dựng được kế hoạch phát triển nghề nghiệp và tự đánh giá được kết quả phát triển nghề nghiệp của bản thân.
Khối lượng chương trình chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo viên tiểu học là bao nhiêu tín chỉ?
Theo tiểu mục 1 Mục 4 Chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 11/2021/TT-BGDĐT thì khối lượng chương trình như sau:
Tổng số: 35 tín chỉ, trong đó:
- Phần bắt buộc (BB): 31 tín chỉ.
- Phần tự chọn (TC): 04 tín chỉ.
(01 tín chỉ tương đương 15 tiết lý thuyết; 01 tiết lý thuyết tương đương với 02 tiết thảo luận, thực hành).
- Mẫu bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống lớp 7? Học sinh lớp 7 được đánh giá bằng nhận xét như thế nào?
- Loại gió thịnh hành ở nước ta vào mùa hạ có hướng gì? Học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS được đánh giá bằng điểm số ra sao?
- Đồng bằng sông Cửu Long có bao nhiêu tỉnh thành phố?
- Mẫu Viết thư mời dự tiệc Giáng sinh bằng Tiếng Anh hay nhất? Các chủ điểm gợi ý trong dạy học môn Tiếng Anh ở các cấp học là gì?
- Mẫu viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa rừng Trần Hưng Đạo? 4 hình thức khen thưởng học sinh THCS?
- Mục đích bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học là gì?
- Hướng dẫn tổ chức giờ ăn đối với học sinh tiểu học?
- Điều kiện giáo viên nước ngoài dạy ngoại ngữ trong trường mầm non?
- Hướng dẫn xử lý khi xảy ra bạo lực học đường?
- Vì sao nói Công xã Paris là nhà nước kiểu mới? Lớp học Lịch sử của học sinh lớp 8 được tổ chức thế nào?