Công thức tính cường độ dòng điện là gì? Công thức tính cường độ dòng điện được học ở lớp mấy?
Công thức tính cường độ dòng điện là gì?
Các em học sinh tham khảo ngay công thức tính cường độ dòng điện là gì? dưới đây:
Công thức tính cường độ dòng điện Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện, cho biết số lượng điện tích dịch chuyển qua một tiết diện thẳng của dây dẫn trong một đơn vị thời gian. Công thức tổng quát: I = ΔQ/Δt *Trong đó: I: Cường độ dòng điện (đơn vị: Ampe, A) ΔQ: Điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn (đơn vị: Coulomb, C) Δt: Thời gian điện lượng dịch chuyển (đơn vị: giây, s) Ý nghĩa vật lý: Cường độ dòng điện càng lớn thì số lượng điện tích dịch chuyển qua tiết diện dây dẫn trong một đơn vị thời gian càng nhiều, tức là dòng điện càng mạnh. Các công thức liên quan: Định luật Ohm: I = U/R Trong đó: U: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn (V) R: Điện trở của dây dẫn (Ω) Công suất điện: P = U.I Trong đó: P: Công suất điện (W) |
*Lưu ý: Thông tin về công thức tính cường độ dòng điện là gì? chỉ mang tính chất tham khảo./.
Công thức tính cường độ dòng điện là gì? Công thức tính cường độ dòng điện được học ở lớp mấy? (Hình từ Internet)
Công thức tính cường độ dòng điện được học ở lớp mấy?
Căn cứ tại Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT nội dung cần đạt ở môn vật lý lớp 11 như sau:
Cường độ dòng điện
- Thực hiện thí nghiệm (hoặc dựa vào tài liệu đa phương tiện), nêu được cường độ dòng điện đặc trưng cho tác dụng mạnh yếu của dòng điện và được xác định bằng điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian.
- Vận dụng được biểu thức I = Snve cho dây dẫn có dòng điện, với n là mật độ hạt mang điện, S là tiết diện thẳng của dây, v là tốc độ dịch chuyển của hạt mang điện tích e.
- Định nghĩa được đơn vị đo điện lượng coulomb là lượng điện tích chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 1 s khi có cường độ dòng điện 1 A chạy qua dây dẫn.
Như vậy, công thức tính cường độ dòng điện được học ở lớp 11.
Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển năng lực vật lí lớp 11 ra sao?
Căn cứ tại Mục 6 Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT phương pháp giáo dục chương trình môn Vật lí lớp 11 như sau:
- Để phát triển năng lực nhận thức vật lí, giáo viên cần tạo cho học sinh cơ hội huy động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
- Chú ý tổ chức các hoạt động, trong đó học sinh có thể diễn đạt hoặc mô tả bằng cách riêng, phân tích, giải thích so sánh, hệ thống hoá, áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã được học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề trong học tập; qua đó, kết nối được kiến thức, kĩ năng mới với vốn kiến thức, kĩ năng đã có.
- Để phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí, giáo viên cần vận dụng một số phương pháp dạy học có ưu thế như:
+ phương pháp trực quan (đặc biệt là thực hành, thí nghiệm,...), phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học theo dự án,... tạo điều kiện để học sinh đưa ra câu hỏi, xác định vấn đề cần tìm hiểu, tự tìm các bằng chứng để phân tích thông tin, kiểm tra các dự đoán, giả thuyết qua việc tiến hành thí nghiệm, hoặc tìm kiếm, thu thập thông tin qua sách, mạng Internet,...;
+ Đồng thời chú trọng các bài tập đòi hỏi tư duy phản biện, sáng tạo (bài tập mở, có nhiều cách giải,...), các bài tập có nội dung gắn với thực tiễn thể hiện bản chất vật lí, giảm các bài tập tính toán,...
- Để phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, giáo viên cần chú ý tạo cơ hội cho học sinh tương tác tích cực thông qua quá trình phát hiện, đề xuất ý tưởng, giải quyết vấn đề bằng cách:
+ Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết; lập kế hoạch thực hiện; tìm kiếm thông tin qua tài liệu in và tài liệu đa phương tiện;
+ Thu thập, lưu trữ dữ liệu từ các thí nghiệm trong phòng thực hành hoặc quan sát ở thiên nhiên; phân tích, xử lí, đánh giá các dữ liệu dựa trên các tham số thống kê đơn giản; so sánh kết quả với giả thuyết, giải thích, rút ra được kết luận; viết, trình bày báo cáo và thảo luận;
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng vật lí để đưa ra những phản hồi hợp lí hoặc giải quyết thành công tình huống, vấn đề mới trong học tập, trong cuộc sống.
- Mẫu viết bài văn tả phong cảnh quê em môn Tiếng Việt lớp 5 ngắn gọn và hay nhất? Một lớp học lớp 5 có tối đa bao nhiêu học sinh?
- Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là gì? Quy định về việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường như thế nào?
- Hướng dẫn cách vẽ và nhận xét biểu đồ miền Địa Lý trong excel tải về? Mục tiêu cơ bản của môn Địa lí là gì?
- Soạn bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa môn Tiếng Việt lớp 5? Học sinh lớp 5 ở trường học phải có hành vi ứng xử như thế nào?
- Top 20 mẫu tranh Cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ 2024 2025? Quyền được học tập của học sinh tiểu học thể hiện thế nào?
- Đóng vai Uyên và người bạn mới gặp lại nhau dưới những gốc anh đào? Môn Tiếng Việt lớp 5 có phải môn học bắt buộc?
- Danh từ là như thế nào? Lấy 5 ví dụ về cụm danh từ? Yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc ra sao?
- Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước? Học sinh lớp 12 thi học sinh giỏi quốc gia cần đáp ứng điều kiện gì?
- Trường trung học cơ sở tư thục do cơ quan nào quản lý? Cơ cấu tổ chức của hội đồng trường trung học cơ sở tư thục như thế nào?
- Soạn văn 7 Đẽo cày giữa đường ngắn nhất? Sách giáo khoa Ngữ văn của học sinh lớp 7 lựa chọn như thế nào?