Công thức hạ bậc là gì? Lớp mấy thì học công thức hạ bậc?
Công thức hạ bậc trong môn Toán học là gì?
Công thức hạ bậc là một công cụ quan trọng trong lượng giác. Nó giúp ta chuyển đổi các biểu thức lượng giác có bậc cao (như sin²x, cos²x, ...) về dạng các biểu thức đơn giản hơn, thường là các biểu thức bậc nhất đối với cos hoặc sin. Điều này rất hữu ích khi giải các phương trình lượng giác, tính tích phân hoặc đơn giản hóa các biểu thức phức tạp.
Công thức hạ bậc cơ bản: Dựa trên các công thức lượng giác cơ bản, ta có các công thức hạ bậc sau: Hạ bậc bình phương sin và cos: sin²x = (1 - cos2x) / 2 cos²x = (1 + cos2x) / 2 *Ví dụ: Giải phương trình: sin²x + cos²x = 1 Ta có: sin²x + cos²x = (1 - cos2x)/2 + (1 + cos2x)/2 = 1 Phương trình này luôn đúng với mọi x. *Ứng dụng của công thức hạ bậc: Giải phương trình lượng giác: Ví dụ: Giải phương trình 2sin²x - cosx = 1 Tính tích phân: Ví dụ: Tính tích phân ∫sin²x dx Chứng minh các đẳng thức lượng giác: Ví dụ: Chứng minh đẳng thức cos2x = cos²x - sin²x |
*Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo./.
Công thức hạ bậc là gì? Lớp mấy thì học công thức hạ bậc? (Hình từ Internet)
Lớp mấy thì học công thức hạ bậc?
Theo đó công thức hạ bậc là một công cụ quan trọng trong lượng giác. Nó giúp ta chuyển đổi các biểu thức lượng giác có bậc cao (như sin²x, cos²x, ...) về dạng các biểu thức đơn giản hơn, thường là các biểu thức bậc nhất đối với cos hoặc sin.
Như vậy, căn cứ theo Mục V Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán, ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì yêu cầu đối với môn Toán lớp 11 như sau:
Trong phần Đại số: Bài Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác sẽ có học những nội dung như:
- Góc lượng giác. Số đo của góc lượng giác. Đường tròn lượng giác. Giá trị lượng giác của góc lượng giác, quan hệ giữa các giá trị lượng giác. Các phép biến đổi lượng giác (công thức cộng; công thức nhân đôi; công thức biến đổi tích thành tổng; công thức biến đổi tổng thành tích) trong đó yêu cầu:
+ Nhận biết được các khái niệm cơ bản về góc lượng giác: khái niệm góc lượng giác; số đo của góc lượng giác; hệ thức Chasles cho các góc lượng giác; đường tròn lượng giác.
+ Nhận biết được khái niệm giá trị lượng giác của một góc lượng giác.
+ Mô tả được bảng giá trị lượng giác của một số góc lượng giác thường gặp; hệ thức cơ bản giữa các giá trị lượng giác của một góc lượng giác; quan hệ giữa các giá trị lượng giác của các góc lượng giác có liên quan đặc biệt: bù nhau, phụ nhau, đối nhau, hơn kém nhau.
+ Sử dụng được máy tính cầm tay để tính giá trị lượng giác của một góc lượng giác khi biết số đo của góc đó.
+ Mô tả được các phép biến đổi lượng giác cơ bản: công thức cộng; công thức góc nhân đôi; công thức biến đổi tích thành tổng và công thức biến đổi tổng thành tích.
+ Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với giá trị lượng giác của góc lượng giác và các phép biến đổi lượng giác.
- Hàm số lượng giác và đồ thị yêu cầu:
+ Nhận biết được được các khái niệm về hàm số chẵn, hàm số lẻ, hàm số tuần hoàn.
+ Nhận biết được các đặc trưng hình học của đồ thị hàm số chẵn, hàm số lẻ, hàm số tuần hoàn.
+ Nhận biết được được định nghĩa các hàm lượng giác y = sin x, y = cos x, y = tan x, y = cot x thông qua đường tròn lượng giác.
+ Mô tả được bảng giá trị của bốn hàm số lượng giác đó trên một chu kì.
+ Vẽ được đồ thị của các hàm số y = sin x, y = cos x, y = tan x, y = cot x.
+ Giải thích được: tập xác định; tập giá trị; tính chất chẵn, lẻ; tính tuần hoàn; chu kì; khoảng đồng biến, nghịch biến của các hàm số y = sin x, y = cos x, y = tan x, y = cot x dựa vào đồ thị.
- Phương trình lượng giác cơ bản yêu cầu:
+ Nhận biết được công thức nghiệm của phương trình lượng giác cơ bản: sin x = m; cos x = m; tan x = m; cot x = m bằng cách vận dụng đồ thị hàm số lượng giác tương ứng.
+ Tính được nghiệm gần đúng của phương trình lượng giác cơ bản bằng máy tính cầm tay.
+ Giải được phương trình lượng giác ở dạng vận dụng trực tiếp phương trình lượng giác cơ bản (ví dụ: giải phương trình lượng giác dạng sin 2x = sin 3x, sin x = cos 3x).
+ Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với phương trình lượng giác (ví dụ: một số bài toán liên quan đến dao động điều hòa trong Vật lí,...).
Như vậy, có thể trong chương trình môn toán lớp 11 các em học sinh sẽ được học và làm quen công thức hạ bậc để giải những bài liên quan đến giải phương trình lượng giác.
Phương pháp đánh giá kết quả giáo dục môn Toán theo chương trình mới thế nào?
Căn cứ Mục 7 Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BG/DĐT, phương pháp đánh giá kết quả giáo dục môn Toán theo chương trình mới như sau:
Vận dụng kết hợp nhiều hình thức đánh giá (đánh giá quá trình, đánh giá định kì), nhiều phương pháp đánh giá (quan sát, ghi lại quá trình thực hiện, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, tự luận, kiểm tra viết, bài tập thực hành, các dự án/sản phẩm học tập, thực hiện nhiệm vụ thực tiễn,...) và vào những thời điểm thích hợp.
Đánh giá quá trình (hay đánh giá thường xuyên) do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, kết hợp với đánh giá của giáo viên các môn học khác, của bản thân học sinh được đánh giá và của các học sinh khác trong tổ, trong lớp hoặc đánh giá của cha mẹ học sinh. Đánh giá quá trình đi liền với tiến trình hoạt động học tập của học sinh, tránh tình trạng tách rời giữa quá trình dạy học và quá trình đánh giá, bảo đảm mục tiêu đánh giá vì sự tiến bộ trong học tập của học sinh.
Đánh giá định kì (hay đánh giá tổng kết) có mục đích chính là đánh giá việc thực hiện các mục tiêu học tập. Kết quả đánh giá định kì và đánh giá tổng kết được sử dụng để chứng nhận cấp độ học tập, công nhận thành tích của học sinh. Đánh giá định kì do cơ sở giáo dục tổ chức hoặc thông qua các kì kiểm tra, đánh giá quốc gia.
Đánh giá định kì còn được sử dụng để phục vụ quản lí các hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng ở cơ sở giáo dục và phục vụ phát triển chương trình môn Toán.
Đánh giá năng lực học sinh thông qua các bằng chứng biểu hiện kết quả đạt được trong quá trình thực hiện các hành động của học sinh.
Tiến trình đánh giá gồm các bước cơ bản như: xác định mục đích đánh giá; xác định bằng chứng cần thiết; lựa chọn các phương pháp, công cụ đánh giá thích hợp; thu thập bằng chứng; giải thích bằng chứng và đưa ra nhận xét.
Chú trọng việc lựa chọn phương pháp, công cụ đánh giá các thành tố của năng lực toán học. Cụ thể:
- Đánh giá năng lực tư duy và lập luận toán học: có thể sử dụng một số phương pháp, công cụ đánh giá như các câu hỏi (nói, viết), bài tập,... mà đòi hỏi học sinh phải trình bày, so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức; phải vận dụng kiến thức toán học để giải thích, lập luận.
- Đánh giá năng lực mô hình hoá toán học: lựa chọn những tình huống trong thực tiễn làm xuất hiện bài toán toán học.
Từ đó, đòi hỏi học sinh phải xác định được mô hình toán học (gồm công thức, phương trình, bảng biểu, đồ thị,...) cho tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn; giải quyết được những vấn đề toán học trong mô hình được thiết lập; thể hiện và đánh giá được lời giải trong ngữ cảnh thực tiễn và cải tiến được mô hình nếu cách giải quyết không phù hợp.
- Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học: có thể sử dụng các phương pháp như yêu cầu người học nhận dạng tình huống, phát hiện và trình bày vấn đề cần giải quyết; mô tả, giải thích các thông tin ban đầu, mục tiêu, mong muốn của tình huống vấn đề đang xem xét; thu thập, lựa chọn, sắp xếp thông tin và kết nối với kiến thức đã có; sử dụng các câu hỏi (có thể yêu cầu trả lời nói hoặc viết) đòi hỏi người học vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề, đặc biệt các vấn đề thực tiễn;
Đồng thời sử dụng phương pháp quan sát (như bảng kiểm theo các tiêu chí đã xác định), quan sát người học trong quá trình giải quyết vấn đề; đánh giá qua các sản phẩm thực hành của người học (chẳng hạn sản phẩm của các dự án học tập); quan tâm hợp lí đến các nhiệm vụ đánh giá mang tính tích hợp.
- Đánh giá năng lực giao tiếp toán học: có thể sử dụng các phương pháp như yêu cầu người học nghe hiểu, đọc hiểu, ghi chép (tóm tắt), phân tích, lựa chọn, trích xuất được được các thông tin toán học cơ bản, trọng tâm trong văn bản nói hoặc viết; sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường trong việc trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác.
- Đánh giá năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán: có thể sử dụng các phương pháp như yêu cầu người học nhận biết được tên gọi, tác dụng, quy cách sử dụng, cách thức bảo quản, ưu điểm, hạn chế của các công cụ, phương tiện học toán; trình bày được cách sử dụng (hợp lí) công cụ, phương tiện học toán để thực hiện nhiệm vụ học tập hoặc để diễn tả những lập luận, chứng minh toán học.
Khi giáo viên lên kế hoạch bài học, cần thiết lập các tiêu chí và cách thức đánh giá để bảo đảm ở cuối mỗi bài học học sinh đạt được các yêu cầu cơ bản dựa trên các tiêu chí đã nêu, trước khi thực hiện các hoạt động học tập tiếp theo.
- Phân tích nhân vật Thị Hến trong Mắc mưu Thị Hến? Điều kiện biên soạn nội dung sách giáo khoa lớp 10 chương trình mới?
- Tháng 12 Tiếng anh là gì? Hỏi và trả lời về ngày tháng là năng lực giao tiếp cấp mấy?
- Tích tụ tư bản là gì? Bản chất, nguồn gốc, hệ quả của tích tụ tư bản là gì? Triết học Mác - Lênin có phải là một học bắt buộc?
- Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài ngắn nhất? Điều kiện học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS?
- Học sinh lớp 12 được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày trong năm học 2024 2025? Học sinh lớp 12 không được xét tốt nghiệp khi nào?
- Tháng 12 này có bao nhiêu ngày? Giáo viên THCS có xin nghỉ phép không lương trong tháng 12 này được không?
- Mẫu viết đoạn văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em trong mùa hè vừa qua lớp 8? Mục tiêu của môn Ngữ văn lớp 8?
- Mẫu đoạn văn kể về gia đình của em lớp 6 chọn lọc hay nhất? Học sinh lớp 6 được học các môn tự chọn nào?
- Lịch Sử lớp 12 tóm tắt Liên Xô và Đông Âu 1945-1970 đầy đủ và chi tiết? Quan điểm xây dựng chương trình môn lịch sử lớp 12 như thế nào?
- Ý nghĩa của bài đọc Nhím nâu kết bạn? Chương trình giáo dục môn Tiếng Việt học sinh lớp 2 góp phần xây dựng mục tiêu chung ra sao?