Công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm trong các cơ sở giáo dục nhằm mục đích gì?

Mục đích của công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm trong các cơ sở giáo dục là để làm gì?

Công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm trong các cơ sở giáo dục nhằm mục đích gì?

Tại Điều 2 Thông tư 07/2022/TT-BGDĐT có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm trong các cơ sở giáo dục: Là các hoạt động nhằm hỗ trợ người học phát hiện khả năng, năng khiếu của bản thân để định hướng học tập, phát triển chuyên môn, nghề nghiệp, việc làm phù hợp với năng lực, sở thích, sở trường, sức khỏe.
2. Công tác hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục: Là các hoạt động nhằm giúp người học tích lũy kiến thức, kỹ năng để thúc đẩy tư duy đổi mới, sáng tạo hình thành các ý tưởng, giải pháp mới tạo giá trị cho bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
3. Đối tác: Là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, cơ sở sản xuất, tổ chức, cá nhân có mối quan hệ và hợp tác với cơ sở giáo dục để đầu tư, xây dựng, cải tạo công trình, cung cấp thiết bị, tài liệu, tổ chức đào tạo, hỗ trợ, phát triển dịch vụ phục vụ công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp.

Như vậy, công tác tư vấn nghề nghiệp việc làm trong các cơ sở giáo dục nhằm mục đích là hỗ trợ người học phát hiện khả năng, năng khiếu của bản thân để định hướng học tập, phát triển chuyên môn, nghề nghiệp, việc làm phù hợp với năng lực, sở thích, sở trường, sức khỏe.

Công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm trong các cơ sở giáo dục nhằm mục đích gì?

Công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm trong các cơ sở giáo dục nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm trong trường trung học phổ thông là gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 4 Thông tư 07/2022/TT-BGDĐT nhiệm vụ của công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm trong trường trung học phổ thông như sau:

- Giáo dục học sinh phát triển phàm chất, năng lực bản thân và xác định nguyện vọng, sở thích nghề nghiệp.

- Cung cấp cho học sinh thông tin về các cơ sở giáo dục đại học, chương trình đào tạo và tư vấn cho học sinh về vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp.

- Cung cấp cho học sinh thông tin và xu hướng phát triển của các ngành, nghề trong xã hội.

- Giáo dục học sinh hình thành, phát triển các kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, lãnh đạo, lập kế hoạch, tự học, giải quyết vấn đề.

- Tổ chức cho học sinh tìm hiểu, trải nghiệm thực tế đối với nhóm nghề nghiệp, việc làm theo sở thích, nguyện vọng của học sinh và phù hợp với điều kiện của nhà trường.

Hình thức triển khai công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm trong trường trung học phổ thông như thế nào?

Tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 07/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:

Hình thức triển khai của công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm
...
3. Đối với cấp trung học phổ thông
a) Tích hợp, lồng ghép vào các môn học và các hoạt động giáo dục của nhà trường.
b) Tổ chức cho học sinh tìm hiểu yêu cầu về phẩm chất, năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ đối với các ngành nghề, việc làm thông qua các học cụ, công cụ lao động, tài liệu về nghề nghiệp, việc làm.
c) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kỹ năng về nghề nghiệp, việc làm cho học sinh thông qua các hoạt động câu lạc bộ, hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động phối hợp với các đối tác.
d) Tổ chức cho học sinh được trải nghiệm, thực hành đối với các nhóm ngành nghề, việc làm đã được tư vấn thông qua hoạt động tham quan, trải nghiệm tại cộng đồng, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, các đối tác tối thiểu 01 lần/năm học bảo đảm phù hợp với điều kiện của nhà trường.
đ) Tổ chức ngày hội tư vấn tuyển sinh, tư vấn nghề nghiệp, việc làm cho học sinh, tối thiểu 01 lần/năm học.
4. Đối với cơ sở giáo dục đại học
a) Hướng dẫn sinh viên khai thác cơ sở dữ liệu thông tin tuyển dụng của các đơn vị sử dụng lao động, thông tin về nhu cầu thị trường lao động.
b) Cung cấp công cụ, phương pháp và hướng dẫn sinh viên đánh giá kỹ năng, thái độ, khả năng thích ứng với thị trường lao động.
c) Tổ chức rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho sinh viên thông qua các hoạt hoạt động xã hội, các hoạt động ngoại khóa.
d) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho sinh viên thông qua hình thức sinh hoạt câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa và hoạt động đào tạo, trải nghiệm tại đơn vị sử dụng lao động, hoạt động phối hợp với các đối tác.
đ) Tổ chức ngày hội việc làm, tuyển dụng cho sinh viên, tối thiểu 01 lần/trong năm học.

Như vậy, công tác tư vấn nghề nghiệp việc làm trong trường trung học phổ thông được triên khai thông qua các hình thức sau:

- Tích hợp, lồng ghép vào các môn học và các hoạt động giáo dục của nhà trường.

- Tổ chức cho học sinh tìm hiểu thông qua các học cụ, công cụ lao động, tài liệu về nghề nghiệp, việc làm.

- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kỹ năng về nghề nghiệp, việc làm thông qua các hoạt động câu lạc bộ, hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động phối hợp với các đối tác.

- Tổ chức cho học sinh được trải nghiệm, thực hành đối với các nhóm ngành nghề, việc làm.

- Tổ chức ngày hội tư vấn tuyển sinh, tư vấn nghề nghiệp, việc làm cho học sinh, tối thiểu 01 lần/năm học.

Trường trung học phổ thông
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Thành viên ban kiểm soát không được đồng thời là chủ tịch công đoàn trong trường phổ thông tư thục?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường trung học phổ thông có quy mô bao nhiêu lớp?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nội quy lớp học trường trung học phổ thông?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện để trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền cho phép trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài sản của trường trung học phổ thông chuyên có những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Một tỉnh có bao nhiêu trường trung học phổ thông chuyên?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức thiết bị thí nghiệm trường THPT công lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách trường THPT công lập tại Tp HCM?
Hỏi đáp Pháp luật
Công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm trong các cơ sở giáo dục nhằm mục đích gì?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 240

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;