Công bố đề minh họa thi đánh giá năng lực 2025 của ĐH Sư phạm TP HCM? Tiêu chuẩn về tuyển sinh và đào tạo của cơ sở giáo dục đại học?
Công bố đề minh họa thi đánh giá năng lực 2025 của ĐH Sư phạm TP HCM?
Vào sáng ngày 9/12, Trường ĐH Sư phạm TP HCM chính thức công bố thay đổi cấu trúc đề thi đánh giá năng lực. Cụ thể như sau:
- Đề thi Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học gồm 40 câu, chia thành 3 phần, thay vì 50 câu với 2 phần như trước đây.
- Đề thi Ngữ văn gồm 22 câu ở 3 phần: đọc hiểu (trắc nghiệm); viết đoạn văn ngắn; bài luận. Trong đó, phần viết đoạn văn ngắn là điểm mới so với đề các năm trước.
- Đề thi Tiếng Anh được giữ nguyên gồm 4 phần: nghe, nói, đọc, viết. Ngữ liệu được lấy trong nhiều lĩnh vực.
Đề thi sẽ bám sát Chương trình giáo dục phổ thông 2018, phần kiến thức lớp 12 chiếm khoảng 70-80%, còn lại là kiến thức lớp 10, 11. Học sinh làm bài trên máy tính, mỗi môn có 90 phút.
Kết quả kỳ thi đánh giá năng lực sẽ chiếm 40-50% chỉ tiêu đầu vào của ĐH Sư phạm TP HCM. Học sinh phải thi ít nhất hai môn, trong đó một môn chính (tùy tổ hợp). Điểm xét tuyển là tổng điểm môn chính nhân hệ số hai, cộng môn còn lại.
Xem ngay đề minh họa thi đánh giá năng lực 2025 của ĐH Sư phạm TP HCM dưới đây:
Tải về Đề minh họa thi đánh giá năng lực 2025 môn Toán |
Tải về Đề minh họa thi đánh giá năng lực 2025 môn Vật lý |
Tải về Đề minh họa thi đánh giá năng lực 2025 môn Hóa học |
Tải về Đề minh họa thi đánh giá năng lực 2025 môn Sinh học |
Tải về Đề minh họa thi đánh giá năng lực 2025 môn Ngữ Văn |
Đề minh họa thi đánh giá năng lực 2025 môn Tiếng Anh xem tại: https://dgnl.hcmue.edu.vn/index.php?option=com_sppagebuilder&view=page&id=376&lang=vi |
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo.
Công bố đề minh họa thi đánh giá năng lực 2025 của ĐH Sư phạm TP HCM? Tiêu chuẩn về tuyển sinh và đào tạo của cơ sở giáo dục đại học? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn về tuyển sinh và đào tạo của cơ sở giáo dục đại học?
Căn cứ Mục 2 Chuẩn cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn về tuyển sinh và đào tạo của cơ sở giáo dục đại học như sau:
- Tỷ lệ nhập học trên số chỉ tiêu công bố trong kế hoạch tuyển sinh hằng năm, tính trung bình 3 năm gần nhất không thấp hơn 50%; quy mô đào tạo không sụt giảm quá 30% so với 3 năm trước, trừ trường hợp việc giảm quy mô nằm trong định hướng phát triển của cơ sở giáo dục đại học.
- Tỷ lệ thôi học, được xác định bằng tỷ lệ người học chưa tốt nghiệp mà không tiếp tục theo học hằng năm, không cao hơn 10% và riêng đối với người học năm đầu không cao hơn 15%.
- Tỷ lệ tốt nghiệp, được xác định bằng tỷ lệ người học tốt nghiệp trong thời gian không chậm quá 2 năm so với kế hoạch học tập chuẩn, không thấp hơn 60%; tỷ lệ tốt nghiệp đúng hạn không thấp hơn 40%.
- Tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%; tỷ lệ người tốt nghiệp hài lòng tổng thể về quá trình học tập và trải nghiệm không thấp hơn 70%.
- Tỷ lệ người tốt nghiệp đại học có việc làm phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo, tự tạo việc làm hoặc học tiếp trình độ cao hơn trong thời gian 12 tháng sau khi tốt nghiệp, không thấp hơn 70%.
Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo trình độ giáo dục đại học phải đảm bảo yêu cầu gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định về cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo trình độ giáo dục đại học phải đảm bảo yêu cầu như sau:
- Phải thể hiện rõ vai trò của từng thành phần, học phần, sự liên kết logic và bổ trợ lẫn nhau giữa các thành phần, học phần đảm bảo thực hiện mục tiêu, yêu cầu tổng thể của chương trình đào tạo;
- Phải thể hiện rõ đặc điểm và yêu cầu chung về chuyên môn, nghề nghiệp trong lĩnh vực, nhóm ngành ở trình độ đào tạo, tạo điều kiện thực hiện liên thông giữa các ngành và trình độ đào tạo; đồng thời thể hiện những đặc điểm và yêu cầu riêng của ngành đào tạo;
- Phải quy định rõ những thành phần chính yếu, bắt buộc đối với tất cả người học; đồng thời đưa ra các thành phần bổ trợ, tự chọn để người học lựa chọn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bản thân;
- Phải định hướng được cho người học đồng thời đảm bảo tính mềm dẻo, tạo điều kiện cho người học xây dựng kế hoạch học tập cá nhân theo tiến độ và trình tự phù hợp với năng lực, điều kiện của bản thân.
- Tổng hợp đề thi cuối kì 1 Toán 10 có đáp án? Học sinh lớp 10 được học các kiến thức gì trong môn Toán?
- Đề thi cuối kì 1 môn GDCD lớp 8 có đáp án mới nhất? Mục tiêu của môn GDCD lớp 8 ra sao?
- Thế nào là hình hộp chữ nhật? Công thức tính thể tích khối hộp chữ nhật? Môn Toán ở cấp THPT giúp phát triển các năng lực nào?
- Đề thi cuối kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 8 có đáp án? Nguyên tắc dạy học trực tuyến chương trình giáo dục phổ thông là gì?
- Top mẫu Bộ đề thi học kì 1 KHTN 9 năm học 2024 2025 chi tiết nhất? Mục đích cụ thể của việc đánh giá học sinh lớp 9 là gì?
- Mẫu Đề thi tiếng Việt lớp 5 học kì 1 mới nhất 2024 2025? Lộ trình đánh giá học sinh lớp 5 theo Thông tư 27 ra sao?
- Đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 có lời giải chi tiết? Nội dung kiến thức Tiếng Việt môn Ngữ văn lớp 12 có mấy kiểu văn bản?
- Cách làm cây thông bằng giấy bìa cứng? Lớp tổ chức làm cây thông bằng giấy bìa cứng học sinh có quyền tham gia không?
- Tổng hợp đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 có đáp án mới nhất? Có bao nhiêu mức đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 7?
- Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 11 2024 mới nhất có đáp án? Môn Địa lí là môn học thuộc nhóm môn nào ở lớp 11?