Cơ sở tính định mức tiết dạy của giáo viên trường chuyên biệt công lập theo vùng áp dụng 2024?

Trong năm học năm nay thì cơ sở tính định mức tiết dạy của giáo viên trường chuyên biệt công lập theo vùng thế nào?

Cơ sở tính định mức tiết dạy của giáo viên trường chuyên biệt công lập theo vùng áp dụng 2024?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT có quy định về cơ sở tính định mức tiết dạy của giáo viên trường chuyên biệt công lập theo vùng áp dụng 2024 như sau:

- Quy định về chia vùng để tính định mức giáo viên như sau:

+ Vùng 1: Các xã khu vực 2, khu vực 3 theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển; các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ;

+ Vùng 2: Các xã khu vực 1 (trừ các phường, thị trấn) theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

+ Vùng 3: Các phường, thị trấn thuộc khu vực I theo quy định hiện hành thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và các xã, phường, thị trấn còn lại.

- Số lượng học sinh/lớp theo vùng để làm căn cứ giao hoặc phê duyệt số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông như sau:

+ Vùng 1: Bình quân 25 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 35 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;

+ Vùng 2: Bình quân 30 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 40 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;

+ Vùng 3: Bình quân 35 học sinh/lớp đối với cấp tiểu học; bình quân 45 học sinh/lớp đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông;

+ Số lượng học sinh/lớp của trường phổ thông dân tộc nội trú và trường trung học phổ thông chuyên thực hiện theo quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động.

Cơ sở tính định mức tiết dạy của giáo viên trường chuyên biệt công lập theo vùng áp dụng 2024?

Cơ sở tính định mức tiết dạy của giáo viên trường chuyên biệt công lập theo vùng áp dụng 2024? (Hình từ Internet)

Trường chuyên biệt công lập bao gồm những trường nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 1 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT có quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng như sau:

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập, bao gồm:
a) Trường tiểu học;
b) Trường trung học cơ sở;
c) Trường trung học phổ thông;
d) Trường phổ thông có nhiều cấp học;
đ) Trường chuyên biệt, bao gồm: Trường trung học phổ thông chuyên; trường phổ thông dân tộc nội trú; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường, lớp dành cho người khuyết tật;
e) Các cơ sở giáo dục nêu tại điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều này sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

Như vậy, trường chuyên biệt, bao gồm: trường trung học phổ thông chuyên; trường phổ thông dân tộc nội trú; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường, lớp dành cho người khuyết tật.

Trường phổ thông dân tộc nội trú được bố trí tối đa bao nhiêu giáo viên trên một lớp?

Căn cứ khoản 1 Điều 12 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT có quy định về định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành như sau:

Định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành
1. Vị trí việc làm giáo viên trung học cơ sở:
a) Trường trung học cơ sở được bố trí tối đa 1,9 giáo viên/lớp;
b) Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở và trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở được bố trí tối đa 2,20 giáo viên/lớp;
c) Trường trung học cơ sở sau khi tính số lượng học sinh/lớp theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này hoặc theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này, nếu còn dư số lượng học sinh thì cứ 17 học sinh đối với trường thuộc vùng 1 hoặc 20 học sinh đối với trường thuộc vùng 2 hoặc 22 học sinh đối với trường thuộc vùng 3 được bố trí thêm 01 giáo viên;
d) Ngoài định mức quy định trên, mỗi trường trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở và trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở được bố trí 01 giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Như vậy, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở và trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở được bố trí tối đa 2,20 giáo viên/lớp.

Định mức tiết dạy
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học trường phổ thông dân tộc bán trú là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở tính định mức tiết dạy của giáo viên trường chuyên biệt công lập theo vùng áp dụng 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu quyết định phân công chuyên môn giáo viên năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất mới về giảm định mức tiết dạy với giáo viên kiêm nhiệm một số vị trí việc làm khác?
Hỏi đáp Pháp luật
Định mức tiết dạy của giáo viên năm 2024 là bao nhiêu tiết?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 330

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;