Cơ sở giáo dục quản lý, sử dụng tài trợ phải đảm bảo các nguyên tắc nào?

Các nguyên tắc mà cơ sở giáo dục phải tuân thủ trong quản lý, sử dụng tài trợ là gì?

Cơ sở giáo dục được nhận tài trợ các loại tài sản nào?

Tại Điều 4 Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:

Hình thức tài trợ
1. Tài trợ bằng tiền: Nhà tài trợ sẽ chuyển một khoản tiền bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ, kim cương, đá quý, kim loại quý trực tiếp cho cơ sở giáo dục hoặc thông qua tài khoản của cơ sở giáo dục mở tại Kho bạc nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại.
2. Tài trợ bằng hiện vật: Nhà tài trợ chuyển giao cho cơ sở giáo dục các hiện vật như sách, vở, quần áo, lương thực, thực phẩm, vật liệu, thiết bị, đồ dùng dạy học, công trình xây dựng và các hiện vật khác có giá trị sử dụng, đáp ứng nhu cầu thiết thực của người học và cơ sở giáo dục.
Đối với hình thức tài trợ bằng công trình, việc thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, cấp giấy phép xây dựng, quản lý chất lượng công trình, nghiệm thu, bàn giao, bảo hành, bảo hiểm công trình xây dựng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư xây dựng.
3. Tài trợ phi vật chất: Nhà tài trợ chuyển giao hoặc cấp quyền sử dụng không thu tiền đối với bản quyền và quyền sở hữu các tài sản thuộc sở hữu trí tuệ; quyền sử dụng đất; đóng góp ngày công lao động; cung cấp dịch vụ đào tạo, tham quan, khảo sát, hội thảo, chuyên gia tư vấn miễn phí cho cơ sở giáo dục.

Như vậy, cơ sơ giáo dục được nhận tài trợ các tài sản là tiền, hiện vật và phi vật chất. Cụ thể như sau:

- Đối với tài trợ bằng tiền bao gồm: Đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ, kim cương, đá quý, kim loại quý.

- Đối với tài trợ bằng hiện vật bao gồm: Sách, vở, quần áo, lương thực, thực phẩm, vật liệu, thiết bị, đồ dùng dạy học, công trình xây dựng và các hiện vật khác có giá trị sử dụng, đáp ứng nhu cầu thiết thực của người học và cơ sở giáo dục.

- Đối với tài trợ bằng phi vật chất bao gồm: Cấp quyền sử dụng không thu tiền đối với bản quyền và quyền sở hữu các tài sản thuộc sở hữu trí tuệ; quyền sử dụng đất; đóng góp ngày công lao động; cung cấp dịch vụ đào tạo, tham quan, khảo sát, hội thảo, chuyên gia tư vấn miễn phí.

Cơ sở giáo dục quản lý, sử dụng tài trợ phải đảm bảo các nguyên tắc nào?

Cơ sở giáo dục quản lý, sử dụng tài trợ phải đảm bảo các nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)

Cơ sở giáo dục quản lý, sử dụng tài trợ phải đảm bảo các nguyên tắc nào?

Tại Điều 7 Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT quy định khi nhận tài trợ, cơ sở giáo dục cần lập kế hoạch sử dụng tài trợ, trong đó xác định rõ mục đích, đối tượng thụ hưởng, cách thức tổ chức thực hiện, tiến độ thực hiện; chất lượng hoạt động, chất lượng sản phẩm, công trình kèm dự toán kinh phí chi tiết phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn, định mức hiện hành.

Kế hoạch sử dụng khoản tài trợ phải được công bố và niêm yết công khai trước khi tổ chức thực hiện ít nhất 15 ngày làm việc để lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên, cha mẹ học sinh, người giám hộ (nếu có) và nhà tài trợ.

Ngoài ra, cơ sở giáo dục quản lý, sử dụng tài trợ phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng tài trợ phải tuân thủ đúng mục đích đã đề ra, đảm bảo tiến độ thời gian, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn, định mức quy định, tuân thủ các quy định hiện hành về trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng và mua sắm đấu thầu. Cơ sở giáo dục phải lập báo cáo quyết toán công việc hoàn thành và niêm yết công khai để người học và xã hội giám sát, đánh giá.

- Các sản phẩm, công trình hình thành từ các khoản tài trợ phải được sử dụng đúng mục đích và được bố trí kinh phí duy tu, bảo dưỡng thường xuyên để phát huy hiệu quả sử dụng, không để thất thoát, lãng phí.

- Giá trị của khoản tài trợ phải được theo dõi và ghi chép trong sổ kế toán của cơ sở giáo dục theo quy định.

Tổ tiếp nhận tài trợ của cơ sở giáo dục có những thành viên nào?

Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:

Tiếp nhận tài trợ
1. Thành lập Tổ tiếp nhận tài trợ
a) Cơ sở giáo dục có trách nhiệm thành lập Tổ tiếp nhận tài trợ. Tổ tiếp nhận tài trợ bao gồm các thành phần chính sau: thủ trưởng cơ sở giáo dục; kế toán trưởng; Ban đại diện cha mẹ học sinh hoặc đại diện Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên; đại diện của cộng đồng dân cư trên địa bàn đặt trụ sở của cơ sở giáo dục (nếu có);
b) Thủ trưởng cơ sở giáo dục là Tổ trưởng Tổ tiếp nhận tài trợ;
c) Tổ tiếp nhận tài trợ có trách nhiệm phổ biến, thông tin rộng rãi mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc của hoạt động tài trợ; cung cấp thông tin về thời gian, địa chỉ, tên và số tài khoản tiếp nhận tài trợ của cơ sở giáo dục; nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng các khoản tài trợ bằng hiện vật hoặc phi vật chất;
d) Tổ tiếp nhận tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
...

Như vậy, tổ tiếp nhận tài trợ của cơ sở giáo dục do thủ trưởng cơ sở giáo dục làm tổ trưởng và có các thành viên là kế toán trưởng; Ban đại diện cha mẹ học sinh hoặc đại diện Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên; đại diện của cộng đồng dân cư trên địa bàn đặt trụ sở của cơ sở giáo dục (nếu có).

Cơ sở giáo dục
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tin chung nào về cơ sở giáo dục sẽ được công khai?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm vụ của người học trong cơ sở giáo dục là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài gồm các loại hình nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền và nghĩa vụ của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Vốn đầu tư của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Xác định học phí đối với cơ sở giáo dục dân lập, tư thục dựa trên nguyên tắc như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở giáo dục quản lý, sử dụng tài trợ phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cơ sở giáo dục vận động tài trợ theo quy định hiện hành?
Hỏi đáp Pháp luật
Các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ tài chính đối với cơ sở giáo dục được quy định như thế nào?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;