Cơ quan nào quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa tại địa phương?
- Cơ quan nào quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa tại địa phương?
- Cơ quan nào trình UBND tỉnh quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa do các cơ sở giáo dục lựa chọn?
- Lựa chọn sách giáo khoa được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Sở Giáo dục và Đào tạo giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lựa chọn sách giáo khoa như thế nào?
Cơ quan nào quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa tại địa phương?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT quy định về Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Căn cứ tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa quy định tại Điều 3 của Thông tư này, quy định cụ thể tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa.
2. Căn cứ các quy định tại Chương II, Chương III của Thông tư này, chỉ đạo cơ quan quản lý giáo dục hướng dẫn các cơ sở giáo dục lựa chọn sách giáo khoa và sử dụng sách giáo khoa.
3. Quyết định phê duyệt danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục tại địa phương.
4. Bảo đảm nguồn kinh phí, cơ sở vật chất để tổ chức lựa chọn sách giáo khoa.
5. Công khai, minh bạch các thông tin lựa chọn sách giáo khoa và giải trình trước dư luận về quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục trên địa bàn.
6. Chỉ đạo thanh tra, kiểm tra việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan quyết định phê duyệt danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục tại địa phương.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục tại địa phương.
Cơ quan nào quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa tại địa phương? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào trình UBND tỉnh quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa do các cơ sở giáo dục lựa chọn?
Tại Điều 8 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Thẩm định hồ sơ, phê duyệt kết quả lựa chọn sách giáo khoa
1. Phòng Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Thông tư này; báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo về kết quả thẩm định và danh mục sách giáo khoa được các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý lựa chọn.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Thông tư này; rà soát báo cáo của các Phòng Giáo dục và Đào tạo về kết quả thẩm định và danh mục sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục lựa chọn theo quy định tại khoản 1 Điều này; tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục lựa chọn (kèm theo hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Thông tư này), trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.
3. Căn cứ vào kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục do Sở Giáo dục và Đào tạo trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa do các cơ sở giáo dục lựa chọn.
Như vậy, Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa do các cơ sở giáo dục lựa chọn.
Lựa chọn sách giáo khoa được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT quy định việc lựa chọn sách giáo khoa được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
- Lựa chọn sách giáo khoa trong danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục.
- Mỗi khối lớp lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học, hoạt động giáo dục (bao gồm các nội dung, chuyên đề học tập lựa chọn nếu có) được thực hiện ở cơ sở giáo dục (sau đây gọi chung là môn học).
- Việc lựa chọn sách giáo khoa bảo đảm thực hiện dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, vì quyền lợi của học sinh.
Sở Giáo dục và Đào tạo giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lựa chọn sách giáo khoa như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT quy định Sở Giáo dục và Đào tạo có các nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lựa chọn sách giáo khoa như sau:
- Căn cứ vào quy định tại Điều 3 của Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT, tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa;
- Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý lựa chọn sách giáo khoa và sử dụng sách giáo khoa theo quy định;
- Lập, tổng hợp dự toán kinh phí, đề xuất cơ sở vật chất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để bố trí cho hoạt động tổ chức lựa chọn sách giáo khoa;
- Thẩm định hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT;
- Rà soát báo cáo của các Phòng Giáo dục và đào tạo về kết quả thẩm định và danh mục sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục lựa chọn; tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.
- 100+ Lời chúc, câu danh ngôn, tục ngữ khai bút đầu xuân 2025? Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục như thế nào?
- 5+ Mẫu viết bài văn nghị luận khoảng 400 chữ về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm?
- Phương thức tuyển sinh 2025 của trường Đại học Sư phạm Hà Nội có gì mới?
- 15+ bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025 hay, chọn lọc? Mục tiêu giáo dục là gì?
- 3+ Kể một chuyến về thăm quê dịp Tết Nguyên Đán 2025? Đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 6 mức khá thì điểm trung bình môn là bao nhiêu?
- Thuyết minh về một lễ hội truyền thống ở quê hương em? Học sinh lớp 7 có được phép sử dụng máy tính laptop trong khi học không?
- Bảng lương giáo viên tiểu học 2025 theo Nghị quyết 159 như thế nào?
- Top 3+ tả cây bóng mát lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 là gì?
- Top 8 mẫu Phân tích một yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới 150 từ? Kiến thức tiếng Việt môn Ngữ văn lớp 10 có gì?
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?