Chương trình phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi là gì?
Chương trình phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 20/2014/NĐ-CP thì đối tượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi là trẻ em 5 tuổi chưa hoàn thành chương trình giáo dục mầm non.
Bên cạnh đó, thì tại Điều 5 Nghị định 20/2014/NĐ-CP quy định về Chương trình giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi là chương trình giáo dục mầm non dành cho mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì chương trình giáo dục phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi là chương trình giáo dục mầm non dành cho mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
Mặt khác, việc phổ cập giáo dục nói chung và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi sẽ là giáo dục là bắt buộc và Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong cả nước; quyết định kế hoạch, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục. (tại Điều 14 Luật Giáo dục 2019)
Để đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi thì cần những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 20/2014/NĐ-CP quy định thì để đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi thì cần những tiêu chuẩn sau đây:
- Đối với cá nhân: Hoàn thành chương trình giáo dục mầm non.
- Đối với xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã)
+ Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi đến lớp đạt ít nhất 95%; đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 90%;
+ Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 85%; đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%.
- Đối với huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện): Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
- Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh): Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
Chương trình phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi là gì? (Hình từ Internet)
Báo cáo phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi có những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 19/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Báo cáo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
1. Nội dung yêu cầu báo cáo: Tình hình thực hiện và kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; phương hướng thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm tiếp theo.
2. Đối tượng thực hiện, cơ quan nhận báo cáo và quy trình báo cáo:
a) Đối tượng thực hiện, cơ quan nhận báo cáo: UBND cấp xã, UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh, Bộ GDĐT.
b) Quy trình thực hiện báo cáo:
UBND cấp tỉnh chủ trì tổ chức thu thập và tổng hợp dữ liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh thông qua Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, cụ thể:
- Cấp xã thực hiện nhập dữ liệu thu thập được từ các Phiếu điều tra thông tin lên Hệ thông thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và báo cáo dữ liệu đầy đủ của xã lên cấp huyện qua Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;
- Cấp huyện tổng hợp, kiểm tra dữ liệu do cấp xã đã nhập trên Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và báo cáo dữ liệu đầy đủ của huyện lên cấp tỉnh qua Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;
- Cấp tỉnh tổng hợp, kiểm tra dữ liệu do cấp huyện báo cáo trên Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; hoàn thiện dữ liệu đầy đủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của tỉnh và báo cáo Bộ GDĐT qua Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
Quy trình và cách thức nhập dữ liệu của cấp xã, sử dụng hệ thống của cấp huyện và cấp tỉnh thực hiện theo Tài liệu hướng dẫn sử dụng cung cấp trên Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
3. Kỳ báo cáo: Báo cáo định kỳ hằng năm.
4. Phương thức gửi, nhận báo cáo: Thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
5. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 30 tháng 9 của năm báo cáo.
6. Thời hạn gửi báo cáo:
a) Trường hợp báo cáo giấy:
- UBND cấp xã gửi báo cáo đến UBND cấp huyện trước ngày 03 tháng 10 hằng năm.
- UBND cấp huyện gửi báo cáo đến UBND cấp tỉnh trước ngày 05 tháng 10 hằng năm.
- UBND cấp tỉnh gửi báo cáo đến Bộ GDĐT vào trước ngày 10 tháng 10 hằng năm.
b) Trường hợp báo cáo qua Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ GDĐT:
- UBND cấp xã hoàn thành việc nhập dữ liệu trên Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ vào trước ngày 03 tháng 10 hằng năm.
- UBND cấp huyện hoàn thành việc nhập dữ liệu trên Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ vào trước ngày 05 tháng 10 hằng năm.
- UBND cấp tỉnh hoàn thành việc nhập dữ liệu trên Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ vào trước ngày 10 tháng 10 hằng năm.
7. Mẫu đề cương báo cáo: Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, thì nội dung yêu cầu báo cáo: Tình hình thực hiện và kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; phương hướng thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm tiếp theo.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì báo cáo phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi thuộc phạm vi quản lý nhà nước thì sẽ có những nội dung sau:
- Tình hình thực hiện và kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;
- Phương hướng thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm tiếp theo.
- Viết đoạn văn cảm nhận của em về mùa thu trong thơ ca Việt Nam? Điều kiện học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS?
- Khởi nghĩa Lam Sơn bối cảnh, diễn biến và ý nghĩa lịch sử? Khởi nghĩa Lam Sơn sẽ được học trong chương trình môn Lịch sử lớp mấy?
- Mẫu phân tích bài thơ Cảnh Khuya lớp 8? Học sinh lớp 8 phải đọc tối thiểu bao nhiêu văn bản văn học mở rộng trong một năm học?
- Soạn bài Huyện đường ngắn nhất? Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là từ lớp mấy?
- Mẫu viết đoạn văn 150 chữ trình bày suy nghĩ của em về tình yêu của tuổi trẻ trong xã hội ngày nay?
- Tuyển chọn top bài thơ về đất nước Việt Nam hay nhất? 5 tiêu chuẩn cần đạt của giáo viên THPT là gì?
- Hồ sơ dự tuyển của công dân Việt Nam được cử ra nước ngoài học tập bao gồm những gì?
- Cơ sở giáo dục có được để viên chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật ký hợp đồng thỉnh giảng không?
- Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với giáo viên trung học cơ sở?
- Có được hưởng phụ cấp thâm niên với trường hợp giữ mã ngạch giáo viên nhưng không giảng dạy?