Chương trình giáo dục tích hợp là gì? Hồ sơ đề nghị phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp ra sao?

Thế nào là chương trình giáo dục tích hợp? Đề nghị phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp cần hồ sơ ra sao?

Chương trình giáo dục tích hợp là gì?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 86/2018/NĐ-CP thì chương trình giáo dục tích hợp là chương trình giáo dục của Việt Nam được tích hợp với chương trình giáo dục của nước ngoài, bảo đảm mục tiêu của chương trình giáo dục của Việt Nam và không trùng lặp về nội dung, kiến thức.

Hồ sơ đề nghị phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp ra sao?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 86/2018/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp gồm:

- Văn bản đề nghị phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp;

- Chương trình giáo dục của nước ngoài có nội dung, môn học đưa vào chương trình giáo dục tích hợp và chương trình giáo dục tích hợp dự kiến thực hiện;

- Văn bản, tài liệu thuyết minh việc tích hợp chương trình giáo dục;

- Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục của chương trình giáo dục nước ngoài hoặc giấy tờ phê duyệt chương trình giáo dục nước ngoài của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

Chương trình giáo dục tích hợp là gì? Hồ sơ đề nghị phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp ra sao?

Chương trình giáo dục tích hợp là gì? Hồ sơ đề nghị phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp ra sao? (Hình từ Internet)

Ai có thẩm quyền phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, thủ tục phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp như sau:

Thẩm quyền, thủ tục phê duyệt liên kết giáo dục
...
2. Thẩm quyền, thủ tục phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp.
a) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp;
b) Sở giáo dục và đào tạo gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thẩm định chương trình giáo dục tích hợp và thông báo kết quả bằng văn bản gửi sở giáo dục và đào tạo;
d) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho sở giáo dục và đào tạo đã nộp hồ sơ.

Như vậy, thẩm quyền phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp thuộc về Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nguyên tắc tích hợp chương trình giáo dục là gì?

Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BGDĐT nguyên tắc tích hợp chương trình giáo dục như sau:

Việc tích hợp chương trình giáo dục phải thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Nghị định 86/2018/NĐ-CP và các quy định sau:

- Bảo đảm tính khoa học, hợp lý, khả thi và phù hợp điều kiện thực hiện tại Việt Nam.

- Nội dung, thời lượng chương trình giáo dục tích hợp phải phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, thuần phong mỹ tục và truyền thống của Việt Nam; không có định kiến xã hội về giới, sắc tộc, tôn giáo, địa vị xã hội.

- Chương trình giáo dục tích hợp phải có định hướng về phương pháp, hình thức giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.

- Chương trình giáo dục tích hợp phải có quy định điều kiện thực hiện, bao gồm: tổ chức và quản lý thực hiện chương trình; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục.

Quy định về tích hợp chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục phổ thông ra sao?

* Tích hợp chương trình giáo dục mầm non

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 04/2020/TT-BGDĐT quy định về tích hợp chương trình giáo dục mầm non như sau:

- Chương trình giáo dục tích hợp được xây dựng trên cơ sở chương trình giáo dục mầm non của Việt Nam, bổ sung các mặt phát triển hoặc lĩnh vực phát triển, nội dung, hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục mầm non của nước ngoài mà chương trình giáo dục mầm non của Việt Nam không có; tích hợp các lĩnh vực phát triển có trong cả hai chương trình để bảo đảm mục tiêu của chương trình giáo dục của Việt Nam và chương trình giáo dục của nước ngoài.

- Việc tích hợp chương trình được thực hiện theo lĩnh vực phát triển hoặc nhóm lĩnh vực phát triển của trẻ em trên cơ sở lấy nội dung, hoạt động giáo dục của lĩnh vực phát triển của một trong hai chương trình, bổ sung nội dung, hoạt động giáo dục của lĩnh vực phát triển của chương trình còn lại mà chương trình kia không có để bảo đảm mục tiêu của lĩnh vực phát triển của cả hai chương trình.

- Văn bản, tài liệu thuyết minh việc tích hợp chương trình giáo dục mầm non gồm:

+ Kế hoạch giáo dục, trong đó nêu rõ tên các lĩnh vực phát triển, hoạt động giáo dục; thời lượng, ngôn ngữ giảng dạy;

+ Bản so sánh các lĩnh vực phát triển, nội dung và các hoạt động giáo dục của hai chương trình giáo dục được dùng để tích hợp.

* Tích hợp chương trình giáo dục phổ thông

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 04/2020/TT-BGDĐT quy định về tích hợp chương trình giáo dục phổ thông như sau:

- Chương trình giáo dục tích hợp được xây dựng trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam, bổ sung các môn học, hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông của nước ngoài mà chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam không có; tích hợp các môn học có trong cả hai chương trình để bảo đảm mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam và chương trình giáo dục phổ thông của nước ngoài.

- Việc tích hợp chương trình được thực hiện theo môn học hoặc nhóm môn học trên cơ sở lấy chương trình môn học hoặc nhóm môn học của một trong hai chương trình, bổ sung những nội dung của môn học hoặc nhóm môn học của chương trình còn lại mà chương trình kia không có để bảo đảm mục tiêu của môn học hoặc nhóm môn học của cả hai chương trình.

- Văn bản, tài liệu thuyết minh việc tích hợp chương trình giáo dục phổ thông gồm:

+ Kế hoạch giáo dục, trong đó nêu rõ tên các môn học, nhóm môn học; thời lượng, ngôn ngữ giảng dạy;

+ Bản so sánh chương trình môn học hoặc nhóm môn học của hai chương trình giáo dục được dùng để tích hợp.

Chương trình giáo dục phổ thông
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo dục phổ thông bao gồm những cấp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Định mức tiết học của học sinh trung học cơ sở theo chương trình 2018?
Hỏi đáp Pháp luật
Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học Chương trình mới thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung cốt lõi môn Lịch sử giai đoạn định hướng nghề nghiệp là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 giáo dục vật lí được thực hiện ở ba cấp học thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu cần đạt đối với năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh các cấp là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu cần đạt đối với năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh các cấp là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Năng lực tự chủ và tự học của học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình lớp 10 mới nhất theo Thông tư 32 như thế nào?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;