Chương 1 Pháp luật đại cương học những nội dung gì?
Chương 1 Pháp luật đại cương học những nội dung gì?
Chương 1 Pháp luật đại cương học những nội dung sau:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước 1.1.1. Nguồn gốc, bản chất và các đặc trưng của nhà nước 1.1.1.1. Nguồn gốc của nhà nước 1.1.1.2. Các đặc trưng của nhà nước 1.1.2. Chức năng và hình thức của nhà nước 1.1.2.1. Chức năng của nhà nước 1.1.2.2. Hình thức nhà nước 1.1.3. Bộ máy nhà nước 1.2. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1.2.1. Sự ra đời và bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1.2.1.1. Sự ra đời của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1.2.1.2. Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1.2.2. Các chức năng cơ bản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1.2.2.1. Chức năng đối nội 1.2.2.2. Chức năng đối ngoại 1.2.3. Hình thức của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1.2.3.1. Về hình thức chính thể nhà nước 1.2.3.2. Về hình thức cấu trúc nhà nước 1.2.3.3. Chế độ chính trị 1.2.4. Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1.2.5. Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 1.2.5.1. Đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1.2.5.2. Quan điểm và định hướng xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1.2.5.3. Những giải pháp, nhiệm vụ cụ thể |
Lưu ý: nội dung học pháp luật đại cương trên mang tính chất tham khảo.
Chương 1 Pháp luật đại cương học những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Thời gian học tập của sinh viên tại các trường đại học được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 2 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định nội dung này như sau:
Chương trình đào tạo và thời gian học tập
1. Chương trình đào tạo được xây dựng theo đơn vị tín chỉ, cấu trúc từ các môn học hoặc học phần (sau đây gọi chung là học phần), trong đó phải có đủ các học phần bắt buộc và đáp ứng chuẩn chương trình đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong trường hợp đào tạo song ngành hoặc ngành chính - ngành phụ, chương trình đào tạo phải thể hiện rõ khối lượng học tập chung và riêng theo từng ngành.
2. Nội dung, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo áp dụng chung đối với các hình thức, phương thức tổ chức đào tạo và đối tượng người học khác nhau. Đối với người đã tốt nghiệp trình độ khác hoặc ngành khác, khối lượng học tập thực tế được xác định trên cơ sở công nhận, hoặc chuyển đổi tín chỉ đã tích lũy và miễn trừ học phần trong chương trình đào tạo trước.
3. Chương trình đào tạo phải được công khai đối với người học trước khi tuyển sinh và khi bắt đầu khóa học; những thay đổi, điều chỉnh liên quan đến chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định hiện hành và công bố trước khi áp dụng, không gây tác động bất lợi cho sinh viên.
4. Đối với mỗi hình thức đào tạo, chương trình đào tạo cần cung cấp kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá để định hướng cho sinh viên.
a) Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với hình thức đào tạo chính quy phải phù hợp với thời gian quy định trong Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời đảm bảo đa số sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo;
b) Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với hình thức đào tạo vừa làm vừa học dài hơn tối thiểu 20% so với hình thức đào tạo chính quy của cùng chương trình đào tạo.
5. Thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khoá học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo, nhưng không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với mỗi hình thức đào tạo. Đối với sinh viên học liên thông đã được miễn trừ khối lượng tín chỉ tích lũy, thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khóa học được xác định trên cơ sở thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá giảm tương ứng với khối lượng được miễn trừ.
Theo đó, thời gian để sinh viên đại học hoàn thành khóa học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo, nhưng không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa đối với mỗi hình thức đào tạo.
Xếp loại học lực sinh viên đại học thế nào?
Theo khoản 5 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về xếp loại học lực sinh viên theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy như sau:
- Theo thang điểm 4:
+ Từ 3,6 đến 4,0: Xuất sắc;
+ Từ 3,2 đến cận 3,6: Giỏi;
+ Từ 2,5 đến cận 3,2: Khá;
+ Từ 2,0 đến cận 2,5: Trung bình;
+ Từ 1,0 đến cận 2,0: Yếu;
+ Dưới 1,0: Kém.
- Theo thang điểm 10:
+ Từ 9,0 đến 10,0: Xuất sắc;
+ Từ 8,0 đến cận 9,0: Giỏi;
+ Từ 7,0 đến cận 8,0: Khá;
+ Từ 5,0 đến cận 7,0: Trung bình;
+ Từ 4,0 đến cận 5,0: Yếu;
+ Dưới 4,0: Kém.
- Những điểm mới đáng chú ý của Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ 2025 so với các năm trước?
- Mẫu phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân lớp 9? Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp THCS?
- Đã có Thông tư 24 Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025?
- Làm thế nào để phòng ngừa bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
- Điều kiện cơ sở vật chất trong bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học?
- Căn cứ xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật ngành giáo dục?
- Định luật bảo toàn cơ năng là gì? Công thức định luật bảo toàn cơ năng học ở lớp mấy?
- Điều kiện thành lập trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao công lập là gì?
- Công thức tính lực đẩy Acsimet là gì? Học sinh lớp 8 được chuyển trường khi nào?
- Địa điểm nào được Nguyễn Huệ chọn làm nơi quyết chiến với quân Xiêm? Quy tắc chung về ứng xử trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp là gì?