Chuẩn phân hiệu của các cơ sở giáo dục đại học gồm những gì?

Pháp luật hiện nay quy định về chuẩn phân hiệu của các cơ sở giáo dục đại học như thế nào?

Chuẩn phân hiệu của các cơ sở giáo dục đại học gồm những gì?

Căn cứ Mục 3 Chuẩn cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:

ÁP DỤNG CHUẨN CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
....
2. Đối với phân hiệu của các cơ sở giáo dục đại học: Áp dụng các tiêu chuẩn 3 và 5.
...

Như vậy, chuẩn cơ sở giáo dục đại học với phân hiệu của các cơ sở giáo dục đại học gồm:

(1) Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất

Cơ sở giáo dục đại học có khuôn viên, cơ sở vật chất, hệ thống thông tin và học liệu đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu.

Tiêu chí 3.1. Từ năm 2030, diện tích đất (có hệ số theo vị trí khuôn viên) tính bình quân trên một người học chính quy quy đổi theo trình độ và lĩnh vực đào tạo không nhỏ hơn 25 m2.

Tiêu chí 3.2. Diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo trên số người học chính quy quy đổi theo trình độ và lĩnh vực đào tạo không nhỏ hơn 2,8 m2; ít nhất 70% giảng viên toàn thời gian được bố trí chỗ làm việc riêng biệt.

Tiêu chí 3.3. Thư viện, trung tâm học liệu có đủ giáo trình, sách chuyên khảo và học liệu khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, trong đó:

- Số đầu sách giáo trình, sách chuyên khảo tính bình quân trên một ngành đào tạo ở mỗi trình độ đào tạo không nhỏ hơn 40;

- SSố bản sách giáo trình, sách chuyên khảo tính bình quân trên một người học quy đổi theo trình độ đào tạo không nhỏ hơn 5.

Tiêu chí 3.4. Số học phần sẵn sàng giảng dạy trực tuyến chiếm ít nhất 10% tổng số học phần giảng dạy trong năm; dung lượng đường truyền Internet trên một nghìn người học không thấp hơn trung bình tốc độ mạng băng rộng cố định của Việt Nam.

(2) Tiêu chuẩn 5: Tuyển sinh và đào tạo

Cơ sở giáo dục đại học duy trì được chất lượng và hiệu quả về tuyển sinh, đào tạo và hỗ trợ người học.

Tiêu chí 5.1. Tỷ lệ nhập học trên số chỉ tiêu công bố trong kế hoạch tuyển sinh hằng năm, tính trung bình 3 năm gần nhất không thấp hơn 50%; quy mô đào tạo không sụt giảm quá 30% so với 3 năm trước, trừ trường hợp việc giảm quy mô nằm trong định hướng phát triển của cơ sở giáo dục đại học.

Tiêu chí 5.2. Tỷ lệ thôi học, được xác định bằng tỷ lệ người học chưa tốt nghiệp mà không tiếp tục theo học hằng năm, không cao hơn 10% và riêng đối với người học năm đầu không cao hơn 15%.

Tiêu chí 5.3. Tỷ lệ tốt nghiệp, được xác định bằng tỷ lệ người học tốt nghiệp trong thời gian không chậm quá 2 năm so với kế hoạch học tập chuẩn, không thấp hơn 60%; tỷ lệ tốt nghiệp đúng hạn không thấp hơn 40%.

Tiêu chí 5.4. Tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%; tỷ lệ người tốt nghiệp hài lòng tổng thể về quá trình học tập và trải nghiệm không thấp hơn 70%.

Tiêu chí 5.5. Tỷ lệ người tốt nghiệp đại học có việc làm phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo, tự tạo việc làm hoặc học tiếp trình độ cao hơn trong thời gian 12 tháng sau khi tốt nghiệp, không thấp hơn 70%.

Chuẩn phân hiệu của các cơ sở giáo dục đại học gồm những gì?

Chuẩn phân hiệu của các cơ sở giáo dục đại học gồm những gì? (Hình từ Internet)

Mục đích sử dụng chuẩn cơ sở giáo dục đại học là gì?

Tại Điều 2 Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT có quy định về mục đích sử dụng chuẩn cơ sở giáo dục đại học như sau:

Mục đích sử dụng Chuẩn cơ sở giáo dục đại học
Chuẩn cơ sở giáo dục đại học là cơ sở để thực hiện quy hoạch, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục đại học; đánh giá và giám sát các điều kiện bảo đảm chất lượng, việc thực hiện trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật.

Theo đó, mục đích sử dụng chuẩn cơ sở giáo dục đại học là nhằm:

- Làm cơ sở thực hiện quy hoạch, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục đại học;

- Đánh giá và giám sát các điều kiện bảo đảm chất lượng cơ sở giáo dục đại học.

Giảng viên đại học cần đảm bảo các điều kiện nào?

Theo Điều 54 Luật Giáo dục đại học 2012 sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định giảng viên đại học phải là người có nhân thân rõ ràng, có các phẩm chất và đạo đức tốt, đủ sức khỏe để hoàn thành việc giảng dạy. Về trình độ thì giảng viên đại học yêu cầu trình độ tối thiểu là thạc sĩ, nếu giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ thì tối thiểu phải là tiến sĩ.

Cơ sở giáo dục đại học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học mới nhất theo Nghị định 125?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường đại học và đại học khác nhau thế nào? Trường đại học muốn chuyển thành đại học thì phải đáp ứng điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chuẩn phân hiệu của các cơ sở giáo dục đại học gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tại Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đề án tuyển sinh của cơ sở giáo dục đại học mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Các thông tin về thu chi tài chính của cơ sở giáo dục đại học phải công khai ra sao?
Tác giả:
Lượt xem: 183
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;