Chính sách đối với phổ cập giáo dục, xóa mù chữ hiện nay ra sao?
Chính sách đối với phổ cập giáo dục, xóa mù chữ hiện nay ra sao?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 20/2014/NĐ-CP về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, chính sách đối với phổ cập giáo dục, xóa mù chữ hiện nay được quy định như sau:
- Nhà nước ưu tiên đầu tư, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức quốc tế, người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia vào việc thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở Việt Nam theo quy định của pháp luật.
- Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ cho các đối tượng được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập khi tham gia các chương trình phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo quy định.
- Cá nhân tham gia tổ chức, quản lý, dạy học và các công việc khác để thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được hưởng thù lao theo quy định của Nhà nước.
Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong phổ cập giáo dục, xóa mù chữ thế nào?
Căn cứ Điều 32 Nghị định 20/2014/NĐ-CP về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo có 07 trách nhiệm trong phổ cập giáo dục, xóa mù chữ bao gồm:
- Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách, pháp luật về thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
- Hướng dẫn các địa phương xây dựng quy hoạch mạng lưới trường học phục vụ yêu cầu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
- Ban hành và hướng dẫn thực hiện chương trình, tài liệu dạy học phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
- Hướng dẫn các địa phương thực hiện quy định về chuyên môn, nghiệp vụ, đào tạo, bồi dưỡng người tham gia dạy học phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng các chế độ, chính sách đối với phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
- Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và kiểm tra, công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
- Hằng năm tổng hợp kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ để báo cáo cho Thủ tướng Chính phủ.
Chính sách đối với phổ cập giáo dục, xóa mù chữ hiện nay ra sao? (Hình từ Internet)
Chế độ báo cáo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ phải được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 19/2020/TT-BGDĐT, báo cáo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ thực hiện như sau:
(1) Nội dung yêu cầu báo cáo: Tình hình thực hiện và kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; phương hướng thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm tiếp theo.
(2) Đối tượng thực hiện, cơ quan nhận báo cáo và quy trình báo cáo:
- Đối tượng thực hiện, cơ quan nhận báo cáo: UBND cấp xã, UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh, Bộ GDĐT.
- Quy trình thực hiện báo cáo:
UBND cấp tỉnh chủ trì tổ chức thu thập và tổng hợp dữ liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh thông qua Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, cụ thể:
+ Cấp xã thực hiện nhập dữ liệu thu thập được từ các Phiếu điều tra thông tin lên Hệ thông thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và báo cáo dữ liệu đầy đủ của xã lên cấp huyện qua Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;
+ Cấp huyện tổng hợp, kiểm tra dữ liệu do cấp xã đã nhập trên Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và báo cáo dữ liệu đầy đủ của huyện lên cấp tỉnh qua Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;
+ Cấp tỉnh tổng hợp, kiểm tra dữ liệu do cấp huyện báo cáo trên Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; hoàn thiện dữ liệu đầy đủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của tỉnh và báo cáo Bộ GDĐT qua Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
Quy trình và cách thức nhập dữ liệu của cấp xã, sử dụng hệ thống của cấp huyện và cấp tỉnh thực hiện theo Tài liệu hướng dẫn sử dụng cung cấp trên Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
(3) Kỳ báo cáo: Báo cáo định kỳ hằng năm.
(4) hương thức gửi, nhận báo cáo: Thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư 19/2020/TT-BGDĐT.
(5) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 30 tháng 9 của năm báo cáo.
(6) Thời hạn gửi báo cáo:
- Trường hợp báo cáo giấy:
+ UBND cấp xã gửi báo cáo đến UBND cấp huyện trước ngày 03 tháng 10 hằng năm.
+ UBND cấp huyện gửi báo cáo đến UBND cấp tỉnh trước ngày 05 tháng 10 hằng năm.
+ UBND cấp tỉnh gửi báo cáo đến Bộ GDĐT vào trước ngày 10 tháng 10 hằng năm.
- Trường hợp báo cáo qua Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ GDĐT:
+ UBND cấp xã hoàn thành việc nhập dữ liệu trên Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ vào trước ngày 03 tháng 10 hằng năm.
+ UBND cấp huyện hoàn thành việc nhập dữ liệu trên Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ vào trước ngày 05 tháng 10 hằng năm.
+ UBND cấp tỉnh hoàn thành việc nhập dữ liệu trên Hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ vào trước ngày 10 tháng 10 hằng năm.
(7) Mẫu đề cương báo cáo: Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 19/2020/TT-BGDĐT.
(Tải về)
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?
- Mẫu viết bài văn kể lại truyện Tấm Cám ngắn gọn? Học sinh lớp 6 phải viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích?
- Top mẫu văn tả đồ chơi mà em yêu thích nhất lớp 5? Nội dung đánh giá học sinh lớp 5 hiện nay là gì?
- File word mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu năm 2024 của Đảng viên? Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu bản cam kết?
- Soạn bài Lai Tân lớp 8 ngắn nhất? Yêu cầu về năng lực nhận biết lịch sử văn học Việt Nam lớp 8 ra sao?
- Cách viết bản kiểm điểm Đảng viên: kết quả khắc phục hạn chế khuyết điểm?
- Văn tả về ông của em lớp 5 ngắn gọn? Nội dung đánh giá học sinh lớp 5 mới nhất 2024 là gì?