Chiếu phim có phải là một hình thức hoạt động văn hóa hiệu quả cho sinh viên?
Chiếu phim có phải là một hình thức hoạt động văn hóa hiệu quả cho sinh viên?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 26/2017/TT-BGDĐT thì 8 hình thức tổ chức hoạt động văn hóa cơ bản dành cho sinh viên trường đại học sẽ gồm:
- Phát triển văn hóa đọc; tổ chức hoạt động tại thư viện nhà trường, phòng đọc, phòng tra cứu; trang bị tủ sách tại các lớp học; tìm hiểu tri thức văn hóa thông qua hệ thống sách, báo, tạp chí và các phương tiện thông tin, truyền thông khác.
- Tổ chức nói chuyện chuyên đề về văn hóa - xã hội; tổ chức tìm hiểu về các lĩnh vực lịch sử, văn hóa truyền thống dân tộc.
- Tổ chức các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, nghệ thuật, sáng tạo thẩm mỹ như: văn học, âm nhạc, hội họa, sân khấu, điện ảnh và các lĩnh vực nghệ thuật khác; hoạt động thể thao, trò chơi giải trí...
- Tổ chức tuyên truyền, cổ động thông qua các hình thức: Bảng tin, áp phích, khẩu hiệu, các ấn phẩm; đài phát thanh, trang thông tin, tranh cổ động và các hình thức khác phù hợp.
- Tổ chức giao lưu giữa học sinh, sinh viên trong nước và ngoài nước; tổ chức xã hội khác.
- Tổ chức các hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, triển lãm, chiếu phim định kỳ cho học sinh, sinh viên; tổ chức lồng ghép các hoạt động văn hóa, văn nghệ gắn với các sự kiện, ngày hội, ngày lễ, ngày truyền thống của cơ sở giáo dục, địa phương nơi học sinh, sinh viên sinh sống.
- Tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, nhân đạo, tình nguyện vì cộng đồng, bảo vệ môi trường và các hoạt động khác.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa khác phù hợp với pháp luật, truyền thống văn hóa, chuẩn mực đạo đức xã hội.
Như vậy, việc sử dụng hình thức chiếu phim định kỳ cho sinh viên là một trong các hình thức tổ chức hoạt động văn hóa cơ bản dành cho sinh viên trường đại học vì vậy mà hoàn toàn được phép tổ chức.
Chiếu phim có phải là một hình thức hoạt động văn hóa hiệu quả cho sinh viên? (Hình từ Internet)
Nguồn kinh phí để tổ chức hoạt động văn hóa cho sinh viên được cá nhân nước ngoài tài trợ có được không?
Kinh phí để tổ chức thực hiện các hoạt động văn hóa cho sinh viên lấy từ những nguồn căn cứ theo Điều 12 Thông tư 26/2017/TT-BGDĐT quy định như sau:
Kinh phí
1. Nguồn Ngân sách nhà nước cấp.
2. Các khoản tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
3. Các nguồn kinh phí hợp pháp khác của cơ sở giáo dục (nếu có).
Theo đó, kinh phí để tổ chức thực hiện các hoạt động văn hóa cho sinh viên lấy từ 3 nguồn gồm:
[1] Nguồn Ngân sách nhà nước cấp.
[2] Các khoản tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
[3] Các nguồn kinh phí hợp pháp khác của cơ sở giáo dục (nếu có).
Như vậy, đồng nghĩa rằng nguồn kinh phí được cá nhân nước ngoài tài trợ thì trường đại học được tài trợ hoàn toàn có thể sử dụng để tổ chức các hoạt động văn hóa dành cho sinh viên của trường.
Khi tổ chức hoạt động văn hóa cho sinh viên trường đại học cần phải có mục đích và nguyên tắc ra sao?
Trước hết căn cứ theo Điều 3 Thông tư 26/2017/TT-BGDĐT thì Khi tổ chức hoạt động văn hóa cho sinh viên trường đại học cần phải đảm bảo được 3 mục đích như sau:
Mục đích [1] Góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức; hình thành thói quen, ý thức tốt nhằm hoàn thiện nhân cách học sinh, sinh viên;
Mục đích [2] Tạo điều kiện để học sinh, sinh viên giao lưu, học hỏi, tiếp thu giá trị văn hóa các vùng, miền và tinh hoa văn hóa nhân loại; nâng cao đời sống tinh thần, khả năng cảm thụ văn hóa - nghệ thuật, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các cơ Sở giáo dục;
Mục đích [3] Góp phần điều chỉnh những hành vi ứng xử lệch lạc, thiếu chuẩn mực văn hóa của mọi thành viên trong cơ sở giáo dục; ngăn chặn các hành vi bạo lực, các tệ nạn xã hội, các hành vi trái với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.
Đồng thời về mặt yêu cầu tổ chức thì cũng cần phải đảm bảo được 2 yếu tố sau:
Yếu tố 1: Hoạt động văn hóa phải được tổ chức, thực hiện thường xuyên; đảm bảo việc tham gia các hoạt động văn hóa phù hợp nhu cầu của học sinh, sinh viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện;
Yếu tố 2: Các hoạt động văn hóa được gắn với các sự kiện, ngày lễ trọng đại của đất nước, sự kiện lịch sử, truyền thống của nhà trường, của địa phương và các hoạt động khác theo quy định của ngành Giáo dục.
Về nguyên tắc tổ chức hoạt động văn hóa dành cho sinh viên trường đại học khi tổ chức cần đảm bảo các nguyên tắc sau theo quy định tại Điều 4 Thông tư 26/2017/TT-BGDĐT gồm:
- Đúng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức xã hội; tôn trọng đặc trưng, sắc thái văn hóa các dân tộc vùng miền, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.
- Bảo đảm đúng các chức năng của văn hóa, phù hợp với độ tuổi, tâm sinh lý của học sinh, sinh viên; thực hiện hài hòa với các hoạt động khác trong các cơ sở giáo dục.
- Tăng cường công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia tổ chức hoạt động văn hóa cho học sinh, sinh viên.
- Tổ chức lồng ghép các hoạt động văn hóa gắn với các sự kiện, ngày hội, ngày lễ, ngày truyền thống của cơ sở giáo dục, địa phương nơi học sinh, sinh viên sinh sống.
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?