Chế độ quân chủ lập hiến là gì? Môn Lịch sử và Địa lí THCS có những quan điểm xây dựng Chương trình nào?
Chế độ quân chủ lập hiến là gì?
Chế độ quân chủ lập hiến là Chế độ chính trị trong đó quyền lực của nhà vua (hoàng đế, nữ hoàng, quốc vương…) bị quyền lập pháp của nghị viện hạn chế bằng Hiến pháp. Ở các nước theo chế độ quân chủ lập hiến, quyền lực nhà vua mang tính hình thức, nghi lễ; vua với tư cách là người đứng đầu nhà nước, là biểu tượng của dân tộc, còn quyền lập pháp được giao cho nghị viện, quyền hành pháp được giao cho chính phủ,quyền tư pháp giao cho tòa án.
Đặc điểm của chế độ quân chủ lập hiến:
- Quyền lực của vua bị giới hạn rõ ràng bởi hiến pháp.
- Quốc hội hoặc cơ quan lập pháp đại diện cho ý chí của nhân dân.
- Nhà vua chủ yếu giữ vai trò biểu tượng và thực hiện nghi thức quốc gia.
- Có sự phân chia và kiểm soát quyền lực.
Lưu ý: thông tin về chế độ quân chủ lập hiến là gì chỉ mang tính tham khảo!
Chế độ quân chủ lập hiến là gì? Môn Lịch sử và Địa lí THCS có những quan điểm xây dựng Chương trình nào? (Hình từ Internet)
Môn Lịch sử và Địa lí THCS có những quan điểm xây dựng Chương trình nào?
Căn cứ theo Chương trình giáo dục môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định cụ thể về môn Lịch sử và Địa lí THCS có những quan điểm xây dựng Chương trình như sau:
Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở tuân thủ các quy định trong Chương trình tổng thể, đồng thời nhấn mạnh một số quan điểm sau:
[1] Chương trình hướng tới hình thành, phát triển ở học sinh tư duy khoa học, nhìn nhận thế giới như một chỉnh thể theo cả chiều không gian và chiều thời gian trên cơ sở những kiến thức cơ bản, các công cụ học tập và nghiên cứu lịch sử, địa lí; từ đó, hình thành và phát triển các năng lực đặc thù và năng lực chung, đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn và khả năng sáng tạo.
[2] Chương trình kế thừa, phát huy ưu điểm của môn Lịch sử và môn Địa lí trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và tiếp thu kinh nghiệm phát triển chương trình môn học của các nước tiên tiến trên thế giới. Nội dung môn học bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, toàn diện, khoa học; phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh, có tính đến các điều kiện dạy học của nhà trường Việt Nam.
[3] Nội dung giáo dục lịch sử được thiết kế theo tuyến tính thời gian, từ thời nguyên thuỷ qua cổ đại, trung đại đến cận đại và hiện đại; trong từng thời kì có sự đan xen lịch sử thế giới, lịch sử khu vực và lịch sử Việt Nam. Mạch nội dung giáo dục Địa lí đi từ địa lí đại cương đến địa lí khu vực và địa lí Việt Nam. Chú trọng lựa chọn các chủ đề, kết nối kiến thức và kĩ năng để hình thành và phát triển năng lực ở học sinh, đồng thời coi trọng đặc trưng khoa học lịch sử và khoa học địa lí.
[4] Chương trình chú trọng vận dụng các phương pháp giáo dục tích cực, nhấn mạnh việc sử dụng các phương tiện dạy học, đa dạng hoá hình thức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục nhằm hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực ở học sinh.
[5] Chương trình bảo đảm liên thông với chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học và chương trình môn Lịch sử, chương trình môn Địa lí cấp trung học phổ thông; thống nhất, kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học và các môn học, hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông.
[6] Chương trình có tính mở, cho phép thực hiện mềm dẻo, linh hoạt tuỳ theo điều kiện của địa phương, đối tượng học sinh (học sinh vùng khó khăn, học sinh có nhu cầu hỗ trợ đặc biệt,...).
Môn Lịch sử và Địa lí THCS có những mục tiêu Chương trình nào?
Căn cứ theo Chương trình giáo dục môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định cụ thể môn Lịch sử và Địa lí THCS có những mục tiêu Chương trình nào như sau:
- Môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung.
- Môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở hình thành, phát triển ở học sinh năng lực lịch sử và năng lực địa lí trên nền tảng kiến thức cơ bản, có chọn lọc về lịch sử, địa lí thế giới, quốc gia và địa phương; các quá trình tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hoá diễn ra trong không gian và thời gian; sự tương tác giữa xã hội loài người với môi trường tự nhiên; giúp học sinh biết cách sử dụng các công cụ của khoa học lịch sử, khoa học địa lí để học tập và vận dụng vào thực tiễn; đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về truyền thống dân tộc, thái độ tôn trọng sự đa dạng của lịch sử thế giới và văn hoá nhân loại, khơi dậy ở học sinh ước muốn khám phá thế giới xung quanh, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
- Top 5 mẫu viết thư cho chú bộ đội lớp 4? Học sinh lớp 4 học môn Tiếng Việt có thời lượng học trong năm học ra sao?
- Chiến tranh thương mại là gì? Nguyên nhân và hậu quả của chiến tranh thương mại? Mục tiêu môn Địa lí lớp 11?
- 50+ Lời chúc thanh niên lên đường nhập ngũ ngắn gọn và ý nghĩa 2025? Học sinh được hoãn nghĩa vụ quân sự khi nào?
- Mẫu bài phát biểu gặp mặt thanh niên lên đường nhập ngũ 2025? Học sinh có phải đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu?
- Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của Chiến thắng Bạch Đằng năm 938? Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS có mục tiêu xây dựng là gì?
- Lịch thi HSA 2025: Lịch thi Đánh giá năng lực Hà Nội?
- Tổng hợp 02 bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống? Môn Ngữ văn lớp 7 đánh giá thường xuyên mấy lần?
- Top 04 đoạn văn nghị luận 200 chữ về sự tự ti trong giới trẻ hiện nay? Bài kiểm tra học kì môn Ngữ văn lớp 12 kéo dài trong bao nhiêu phút?
- 03 mẫu bài văn tả con chó lớp 4? Kiến thức văn học môn Tiếng Việt lớp 4 có những yêu cầu cần đạt nào?
- 3+ Mẫu viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em lớp 6? Cách đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh lớp 6?