Chế độ, chính sách đối với giảng viên đại học công lập là Bí thư Đoàn trường ra sao?
Chế độ, chính sách đối với giảng viên đại học công lập là Bí thư Đoàn trường ra sao?
Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 13/2013/QĐ-TTg quy định về Chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn, Hội là giảng viên, giáo viên và những người khác kiêm nhiệm công tác Đoàn, Hội như sau:
Chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn, Hội là giảng viên, giáo viên và những người khác kiêm nhiệm công tác Đoàn, Hội
1. Về thời gian làm công tác Đoàn, Hội:
a) Đối với các đại học:
- Bí thư Đoàn, Bí thư Ban cán sự Đoàn là giảng viên được dành 70% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên mà kiêm nhiệm Bí thư Đoàn, Bí thư Ban cán sự Đoàn được dành 70% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;
...
b) Đối với các trường thành viên, khoa trực thuộc các đại học; các học viện, các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, dự bị đại học (sau đây gọi chung là cấp trường) có từ 10.000 sinh viên, học sinh trở lên:
- Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên cấp trường là giảng viên, giáo viên được dành 70% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên cấp trường được dành 70% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;
...
c) Đối với cấp trường có từ 5.000 đến dưới 10.000 sinh viên, học sinh:
- Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên cấp trường là giảng viên, giáo viên được dành 60% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên cấp trường được dành 60% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;
...
d) Đối với cấp trường có dưới 5.000 sinh viên, học sinh:
- Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên cấp trường là giảng viên, giáo viên được dành 50% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn, Hội. Những người không phải là giảng viên, giáo viên mà kiêm nhiệm Bí thư Đoàn hoặc Trợ lý Thanh niên cấp trường được dành 50% thời gian làm việc để làm công tác Đoàn, Hội;
...
2. Về phụ cấp:
a) Đối với các đại học:
- Bí thư Đoàn, Bí thư Ban cán sự Đoàn được hưởng phụ cấp như cấp Trưởng Ban thuộc đại học;
...
b) Đối với các trường thành viên, khoa trực thuộc các đại học; các học viện, các trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, dự bị đại học:
- Bí thư Đoàn, Trợ lý Thanh niên cấp trường được hưởng phụ cấp như Trưởng phòng;
...
d) Trường hợp cán bộ Đoàn, Hội là giảng viên, giáo viên hoặc không phải là giảng viên, giáo viên giữ chức vụ có phụ cấp tương đương hoặc cao hơn phụ cấp Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Phó Trưởng bộ môn, Tổ trưởng chuyên môn, Phó Tổ trưởng chuyên môn thì được hưởng mức phụ cấp cao nhất.
Phụ cấp đối với cán bộ Đoàn, Hội được trả cùng kỳ lương hàng tháng.
Như vậy, chế độ, chính sách đối với giảng viên đại học công lập là Bí thư Đoàn trường như sau:
* Về thời gian làm công tác Đoàn:
- Đối với các đại học: Được dành 70% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn.
- Đối với các trường thành viên; các trường đại học: Được dành 70% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn.
- Đối với trường thành viên; các trường đại học có từ 5.000 đến dưới 10.000 sinh viên: Được dành 60% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn.
- Đối với trường thành viên; các trường đại học có dưới 5.000 sinh viên: Được dành 50% thời gian theo định mức giờ chuẩn giảng dạy để làm công tác Đoàn.
* Về phụ cấp:
- Đối với các đại học: được hưởng phụ cấp như cấp Trưởng Ban thuộc đại học;
- Đối với trường thành viên; các trường đại học: được hưởng phụ cấp như Trưởng phòng.
Chế độ, chính sách đối với giảng viên đại học công lập là Bí thư Đoàn trường ra sao? (Hình từ Internet)
Giảng viên đại học công lập hạng 3 có nhiệm vụ gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT thì nhiệm vụ của giảng viên đại học công lập hạng 3 như sau:
- Giảng dạy, hướng dẫn và chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp; tham gia giảng dạy chương trình đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ và hướng dẫn, đánh giá luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ nếu có đủ tiêu chuẩn theo quy định;
- Tham gia xây dựng, phát triển chương trình đào tạo;
- Chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo, sách hướng dẫn, biên dịch sách và giáo trình bằng tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi chung là sách phục vụ đào tạo);
- Tổ chức, tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học; viết và tham gia báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học; tham gia đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, các đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;
- Tham gia công tác chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập; hướng dẫn thảo luận, thực hành, thí nghiệm và thực tập;
- Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học;
- Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Giảng viên đại học công lập chính có nhiệm vụ gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT thì nhiệm vụ của giảng viên đại học công lập chính như sau:
- Giảng dạy, hướng dẫn và chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp; tham gia giảng dạy chương trình đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ và hướng dẫn, đánh giá luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ nếu có đủ tiêu chuẩn theo quy định;
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, phát triển chương trình đào tạo; đề xuất chủ trương, phương hướng và biện pháp phát triển của ngành hoặc chuyên ngành được giao đảm nhiệm; chủ động đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học;
- Chủ trì hoặc tham gia biên soạn sách phục vụ đào tạo; chủ trì hoặc tham gia thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
- Chủ trì, tham gia đánh giá các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học; viết và tham gia báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học; tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;
- Tham gia công tác chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập; hướng dẫn thảo luận, thực hành, thí nghiệm, thực tập;
- Tham gia bồi dưỡng giảng viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của khoa hoặc chuyên ngành;
- Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học;
- Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?