Chăm sóc sức khỏe cho sinh viên trường đại học ra sao?
Chăm sóc sức khỏe cho sinh viên trường đại học ra sao?
Chăm sóc sức khỏe cho sinh viên trường đại học được quy định tại Điều 3 Thông tư 33/2021/TT-BYT bao gồm các hoạt động như sau:
- Thực hiện sơ cứu, cấp cứu cho người học theo quy định, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về khám bệnh, chữa bệnh khi phát sinh trường hợp cấp cứu trong thời gian học tập, sinh hoạt, thực hành tại cơ sở giáo dục.
- Tổ chức khám sức khỏe cho người học khi mới nhập học và định kỳ ít nhất một năm một lần trong mỗi năm học.
Thực hiện theo dõi, kiểm tra sức khỏe người học, phát hiện các yếu tố nguy cơ sức khỏe, bệnh tật để dự phòng, điều trị hoặc chuyển tuyến điều trị theo quy định của pháp luật.
- Triển khai các biện pháp vệ sinh phòng, chống dịch bệnh trong cơ sở giáo dục.
- Tư vấn cho người học về các vấn đề liên quan đến bệnh tật, yếu tố nguy cơ sức khỏe, nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng hợp lý, phát triển thể chất, tinh thần và hoạt động thể lực.
- Hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống tai nạn, thương tích trong quá trình học tập, thực hành.
Chăm sóc sức khỏe cho sinh viên trường đại học ra sao? (Hình từ Internet)
Truyền thông giáo dục sức khỏe trong trường đại học như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 33/2021/TT-BYT thì truyền thông giáo dục sức khỏe trong trường đại học như sau:
- Nội dung truyền thông, giáo dục sức khỏe bao gồm: Các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích; tăng cường hoạt động thể lực, dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh; bệnh, tật học đường; phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh lây truyền qua đường tình dục; bệnh không lây nhiễm; phòng, chống tác hại của thuốc lá, rượu, bia, ma túy, các chất gây nghiện và các nội dung khác về y tế.
- Về hình thức truyền thông, giáo dục sức khỏe như sau:
+ Thông qua các phương tiện truyền thông như: Loa truyền thanh, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động, chiếu phim;
+ Truyền thông theo nhóm người học trên cơ sở phân loại phù hợp với từng loại hình đào tạo và quy mô đào tạo;
+ Truyền thông cá nhân cho người học;
+ Truyền thông trong các sự kiện: Tổ chức các cuộc thi về giáo dục sức khỏe; các buổi văn nghệ, hoạt động văn hóa, thể thao và lồng ghép các nội dung về sức khỏe trường học trong các sự kiện khác của cơ sở giáo dục;
+ Lồng ghép trong các giờ giảng, chương trình ngoại khóa của cơ sở giáo dục;
+ Cấp phát các sản phẩm, tài liệu truyền thông cho người học;
+ Tổ chức các hình thức truyền thông, giáo dục sức khỏe khác phù hợp theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về y tế trường học trong cơ sở giáo dục theo quy định tại Điều 23 và Điều 24 Luật Phổ biến giáo dục pháp luật 2012.
Công tác bảo đảm vệ sinh trong trường đại học được quy định như thế nào?
Theo Điều 5 Thông tư 33/2021/TT-BYT quy định về vấn đề bảo đảm về sinh trường học như sau:
- Cơ sở giáo dục phải đáp ứng các yêu cầu vệ sinh chung, khu chức năng, phòng học trong học tập và giảng dạy theo các tiêu chuẩn thiết kế: TCVN 3981:1985 - Trường đại học.
- Mức chiếu sáng tại phòng học và các phòng, khu chức năng trong cơ sở giáo dục bảo đảm theo quy định về độ rọi duy trì tối thiểu cho các phòng, khu vực làm việc tại Mục 1 Phần II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2016/BYT ban hành kèm theo Thông tư 22/2016/TT-BYT.
- Phòng thí nghiệm, thực nghiệm, khu, xưởng thực hành phải bảo đảm quy định về tiếng ồn tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 24:2016/BYT ban hành kèm theo Thông tư 24/2016/TT-BYT.
- Phòng thí nghiệm, thực nghiệm, khu, xưởng thực hành phục vụ dạy và học ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động cho người học theo quy định tại Điều 70 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015.
- Nước uống phải bảo đảm chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 6-1:2010/BYT ban hành kèm theo Thông tư 34/2010/TT-BYT.
- Nước sinh hoạt sử dụng từ các đơn vị cấp nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt hoặc tự khai thác phải bảo đảm tiêu chuẩn theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 01-1:2018/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 41/2018/TT- BYT.
- Nhà tiêu bảo đảm hợp vệ sinh theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 01:2011/BYT ban hành kèm theo Thông tư 27/2011/TT-BYT.
- Bố trí thùng rác và thực hiện phân loại, thu gom, xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt bảo đảm theo quy định tại khoản 4 Mục VII Phần II của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 07:2010/BYT ban hành kèm theo Thông tư 46/2010/TT-BYT.
- Khu ký túc xá, nơi ở nội trú, bán trú cho người học phải bảo đảm các điều kiện vệ sinh chung, cấp thoát nước, nhà tiêu hợp vệ sinh, thu gom, xử lý chất thải, rác thải, phòng chống dịch.
Công tác bảo đảm vệ sinh trong trường học được quy định chặt chẽ tại Thông tư này và các cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm nghiêm túc triển khai thực hiện.
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?
- Mẫu viết bài văn kể lại truyện Tấm Cám ngắn gọn? Học sinh lớp 6 phải viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích?
- Top mẫu văn tả đồ chơi mà em yêu thích nhất lớp 5? Nội dung đánh giá học sinh lớp 5 hiện nay là gì?