Căn cứ đề xuất chỉ tiêu cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số là gì?
Căn cứ đề xuất chỉ tiêu cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số là gì?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 141/2020/NĐ-CP quy định về chỉ tiêu cử tuyển như sau:
Chỉ tiêu cử tuyển
1. Nguyên tắc xác định chỉ tiêu cử tuyển
a) Chỉ tiêu cử tuyển được xác định theo từng năm và được cơ quan có thẩm quyền giao theo từng ngành nghề, trình độ đào tạo;
b) Chỉ tiêu cử tuyển do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) xây dựng và đề xuất.
2. Căn cứ đề xuất chỉ tiêu cử tuyển
a) Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, số lượng người làm việc và số biên chế công chức được giao đối với vị trí việc làm là cán bộ, công chức;
b) Căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, số lượng người làm việc được giao, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập đối với vị trí việc làm là viên chức;
c) Căn cứ vào kế hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có đối tượng cử tuyển quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
...
Như vậy, căn cứ đề xuất chỉ tiêu cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số là:
- Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, số lượng người làm việc và số biên chế công chức được giao đối với vị trí việc làm là cán bộ, công chức;
- Căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, số lượng người làm việc được giao, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập đối với vị trí việc làm là viên chức;
- Căn cứ vào kế hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có đối tượng cử tuyển theo quy định.
Căn cứ đề xuất chỉ tiêu cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số là gì? (Hình từ Internet)
Quyền và nghĩa vụ của người học theo chế độ cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số là gì?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 141/2020/NĐ-CP quy định quyền và nghĩa vụ của người học theo chế độ cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số là:
- Người học theo chế độ cử tuyển có những quyền sau đây:
+ Được thông tin đầy đủ về chế độ cử tuyển;
+ Được cấp học bổng, miễn học phí và hường các chế độ ưu tiên khác theo quy định hiện hành của Nhà nước trong thời gian đào tạo;
+ Được tiếp nhận hồ sơ để xét tuyển và bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp.
- Người học theo chế độ cử tuyển có những nghĩa vụ sau đây:
+ Cam kết trước khi được cử tuyển và chấp hành sự cam kết với cơ quan cứ đi học trở về làm việc tại địa phương sau khi tốt nghiệp;
+ Chấp hành các quy định của pháp luật và nội quy, quy chế của các cơ sở giáo dục; hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định tại Điều 9 Nghị định này;
+ Bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 13 Nghị định 141/2020/NĐ-CP.
Tiêu chuẩn chung tuyển sinh theo chế độ cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số là gì?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 141/2020/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn tuyển sinh theo chế độ cử tuyển như sau:
Tiêu chuẩn tuyển sinh theo chế độ cử tuyển
1. Tiêu chuẩn chung
a) Thường trú từ 05 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; có cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi (hoặc có một trong hai bên là cha đẻ hoặc mẹ đẻ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi), người trực tiếp nuôi dưỡng sống tại vùng này;
b) Đạt các tiêu chuẩn sơ tuyển đối với các ngành, nghề có yêu cầu sơ tuyển;
c) Không quá 22 tuổi tính đến năm tuyển sinh, có đủ sức khỏe theo quy định hiện hành.
2. Ngoài tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều này, người học. được cử tuyển vào đại học phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau:
a) Tốt nghiệp trung học phổ thông;
b) Xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học trung học phổ thông đạt loại tốt;
c) Xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại khá trở lên;
d) Có thời gian học đủ 03 năm học và tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh theo quy định hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.
Như vậy, tiêu chuẩn chung tuyển sinh theo chế độ cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số là:
- Thường trú từ 05 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; có cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi (hoặc có một trong hai bên là cha đẻ hoặc mẹ đẻ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi), người trực tiếp nuôi dưỡng sống tại vùng này;
- Đạt các tiêu chuẩn sơ tuyển đối với các ngành, nghề có yêu cầu sơ tuyển;
- Không quá 22 tuổi tính đến năm tuyển sinh, có đủ sức khỏe theo quy định hiện hành.
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?
- Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy nghĩa là gì?
- Danh sách thí sinh vào Vòng bán kết Bảng B Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Chính thức: Kết quả vào Vòng bán kết Bảng A Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?
- 3+ Tả cảnh quê hương em những ngày đầu xuân năm mới? Nội dung văn bản văn học của ngữ liệu môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- Top 3+ dàn ý tả mẹ lớp 5? Sách giáo khoa học sinh tiểu học do ai quyết định lựa chọn?
- 20+ câu chúc tết hay cho khách hàng đối tác ý nghĩa?
- 8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- 12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?