Cách viết bài văn miêu tả con vật lớp 4? Yêu cầu cần đạt về khả năng đọc hiểu văn bản văn học của học sinh lớp 4?
Cách viết bài văn miêu tả con vật lớp 4?
Bài văn miêu tả con vật là một trong những dạng văn quen thuộc và thú vị đối với học sinh lớp 4, giúp các em rèn luyện khả năng quan sát, diễn đạt và sáng tạo. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách viết bài văn miêu tả con vật và mẫu bài văn miêu tả con vật mà học sinh có thể tham khảo.
Cách viết bài văn miêu tả con vật
1. Tìm hiểu đề Đề bài: tả con vật Đây là dạng đề mở, em cần linh hoạt lựa chọn một con vật bất kỳ mà em yêu thích để tả. Có thể đó là con vật, thú cưng do em hoặc gia đình dang nuôi cũng có thế con vật đó ở ngoài thiên nhiên. 2. Tìm ý phù hợp với để bài Với đề bài yêu cầu miêu tả con vật, em cân làm nổi bật những ý sau trong bài văn của mình: Em có thể xưng hô trong bài văn khi miêu tả con vật của mình bằng một từ ngữ xưng hô thân một hay bằng chính cái tên của con vật mà em đặt cho nhé. - Giới thiệu về con vật em yêu thích + Tại sao em có con vật đó? + Tình cảm của em với vật đô - Tả khái quát con vật đó + Thuộc loài nào? + Nặng bao nhiêu cân? + Màu sắc lòng của con vật là gi? - Tả chi tiết từng bộ phân + Miêu tả từ đầu xuống đuôi + Mũi, miệng, mắt tại chân + Đặc biệt tả chi tiết một bộ phân của con vật mà em ấn tượng nhất - Tả hoạt động của con vật đó + Miêu tả những thói quen của con vật - Kể về một kỷ niệm của con vật với em hoặc gia đình em. - Thể hiện tình cảm của em với con vật đó 3. Lập dàn ý cho bài văn tả con vật Dàn ý bài tà con vật thường có cấu trúc như sau: a. Mô bài (trực tiếp hay gián tiếp) (3-4 dòng) Giới thiệu con vật định tả là con gì, một con hay cả bây (Con vật dang ở đâu? Em thấy con vật này vào lúc nào?) b. Thân bài - Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật (6-8 dòng) (mỗi đặc điểm 2-3 câu) - Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da. - Tô từng bộ phận: đầu (tai, mắt), thân hình, chân, đuôi. - Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật: (6-8 dòng) (mỗi hoạt động 2-3 câu) - Tả một vài biểu hiện về tính nết, thói quen của con vật. - Tả một số hoạt động chính của con vật: bắt mồi, ăn, kêu (gáy, sủa) - Chú ý kết hợp từ một vài nét về cảnh hoặc người liên quan đến môi trường sống của con vật. Nêu một kỉ niệm mà con vật để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho em. c. Kết luận: - Nêu ích lợi của con vật và tình cảm của người tả đối với con vật. (kết bài mở rộng hoặc không mở rộng) (3-4 dòng) 4. Viết bài văn theo dàn ý Đề làm bài văn tả con vật hay trước khi viết bài em cần gạch dàn ý ra nháp trước nhằm tránh bỏ xót các ý, bài văn được mạch lạc hơn. Sau khi có dàn ý thì các em bắt tay vào viết. Sử dụng linh hoạt các từ ngữ thể hiện cảm xúc tình cảm của em dành cho con vật đó. Khi hoàn thành bài cần đọc lại để soát lỗi chính tả. |
Mẫu bài văn miêu tả con vật
Mẫu số 1 Khi rạng đông vừa hé mở, những đám mây xám chỉ mới tan đi, thì chú gà trống nhà em đã cất tiếng gáy vang “ò…ó…o…o…” báo hiệu cho một ngày mới bắt đầu. Như có phép lạ, cả xóm em đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Em thức dậy, chạy ra sau vườn, chú gà trống đang oai vệ đứng trên một cành xoài, vỗ cánh phành phạch như vừa hoàn thành xong sứ mệnh đón chào bình minh. Em nhìn chú mà mãn nguyện vô cùng. Em còn nhớ rất rõ, hồi mẹ mới mua về, chú mới buồn rầu làm sao ! Con sâu bò qua không thèm nhặt, con châu chấu nhảy lại không thèm bắt. Nhưng thời gian dần dần qua đi, nỗi nhớ nhà ngày càng nhạt dần. Và bây giờ, chú đã là một chàng thanh niên tuấn tú, to khoẻ như một “lực sĩ trên võ đài” đẹp trai như “siêu người mẫu”. Cái mào đỏ chói, lộng lẫy, chói lọi như chiếc vương miện của một vị vua. Bộ lông đẹp tuyệt trần, xen kẽ nhiều màu sắc rực rỡ như chiếc áo của nàng vương phi thời xưa. Đôi chân khoẻ mạnh, chắc nịch, gần mấy ngón chân có một cái cựa chìa ra sắc nhọn, là vũ khí đáng sợ nhất khi chú chiến đấu với kẻ thù. Cái miệng nhọn hoắt, cứng cáp, để bổ vào đầu địch thủ của mình. Chùm lông đuôi cong cong như mái tóc “đuôi gà” của các cô gái. Trông chú lúc này mới lực lưỡng làm sao ! Cũng chính nhờ sự lực lượng đó mà chú “chim gái” rất tài. Hễ cô gà mái nào được đi với chú là an toàn tuyệt đối. Vì vậy nên chàng ta có rất nhiều “tình địch”. Nhiều thì nhiều nhưng chẳng có tên nào dám đụng cu cậu cả. Cu cậu đã là anh hùng của cả cái xóm này. Em quý cu cậu lắm! Không chỉ vì cái mã của cu cậu lại niềm kiêu hãnh của em đối với bạn bè. Mà nó còn rất có ích – Tiếng gáy của nó luôn báo thức mọi người dậy đúng giờ để chuẩn bị cho một ngày lao động mới. Cậu ta là như thế đấy ! Chăm chỉ chững chạc và thật đáng khen. Mẫu số 2 Thứ bảy tuần vừa qua em và các bạn cùng lớp được cô giáo dẫn đi tham quan sở thú, em rất vui vì được nhìn thấy rất nhiều những con vật. Trong đó, con vật mà em rất yêu thích, đó là con hổ. Con hổ rất to lớn và có một bộ lông màu đỏ cam vằn đen trông rất đẹp. Con hổ có hai cái tai nhỏ xinh trên đầu, đôi mắt tròn, màu xanh lục như hai viên bi ve, hàm răng trắng, nhọn, khi nó nhe ra trông rất đáng sợ, nhưng nó chỉ nhe răng dữ tợn khi uy hiếp đối thủ của nó và khi nó đi săn mồi. Con hổ có bốn chân với những móng vuốt rất nhọn và sắc, khi đi săn mồi nó có thể chạy rất nhanh và dùng móng vuốt của mình để tấn công con mồi. Ấn tượng của em về con hổ, đó là một con vật hung dữ và đáng sợ. Mỗi khi xem chương trình thế giới động vật, thấy con hổ rình mồi em rất sợ và cũng không thích con hổ, vì nó rất dữ tợn, nhưng khi đi vào sở thú thì em thấy chú hổ này rất hiền lành, ngoan ngoan, chỉ nằm lim dim một chỗ dưới bóng cây râm, con khác thì đi lại chậm chậm quanh chuồng, dáng đi rất bệ vệ, oai phong như chúa sơn lâm của muôn loài, nó đưa đôi mắt nhìn chúng em, nhưng không hề đáng sợ như em nghĩ. Lúc đầu em rất sợ không dám lại gần chuồng hổ vì sợ nó nhảy ra khỏi chuồng, nhưng khi thấy chú hổ đi lại ngoan ngoãn trong chuồng chứ không phải bộ dạng hung dữ như trên ti vi thì em đỡ sợ hơn, đến gần chuồng hơn để nhìn rõ hơn. Những chú hổ rất thân thiện, không nhảy ra khỏi chuồng, cũng không tấn công tranh giành nhau, khi được người ở trong sở thú cho ăn thì cũng không tranh giành mà chỉ lặng lẽ ăn, mỗi con ăn ở một góc. Em tuy vẫn rất sợ những chú hổ hung dữ nhưng qua chuyến thăm sở thú lần này em đã đỡ sợ hơn, em thấy những chú hổ này cũng rất đáng yêu và hài hòa. Em và các bạn đã rất vui vẻ, nhiều bạn cũng giống như em, thấy những chú hổ không còn quá đáng sợ như lúc ban đầu nữa.Nếu có dịp khác, em vẫn muốn cùng các bạn đi chơi sở thú, quay lại thăm những chú hổ đáng yêu. |
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo.
Cách viết bài văn miêu tả con vật lớp 4? Yêu cầu cần đạt về khả năng đọc hiểu văn bản văn học của học sinh lớp 4? (Hình từ Internet)
Yêu cầu cần đạt về khả năng đọc hiểu văn bản văn học của học sinh lớp 4?
Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu cần đạt về khả năng đọc hiểu văn bản văn học của học sinh lớp 4 như sau:
(1) Đọc hiểu nội dung
- Nhận biết được một số chi tiết và nội dung chính của văn bản; dựa vào gợi ý hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản.
- Tóm tắt được văn bản truyện đơn giản.
- Nhận biết được chủ đề văn bản.
(2) Đọc hiểu hình thức
- Nhận biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình dáng, điệu bộ, hành động, lời thoại.
- Nhận biết được trình tự sắp xếp các sự việc trong câu chuyện theo quan hệ nhân quả.
- Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện thể hiện qua cách xưng hô.
- Nhận biết được hình ảnh trong thơ, lời thoại trong văn bản kịch
- Hiểu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá.
(3) Liên hệ, so sánh, kết nối
- Nêu được tình cảm, suy nghĩ của bản thân sau khi đọc văn bản.
- Nêu được câu chuyện, bài hoặc đoạn thơ mà mình yêu thích nhất và giải thích vì sao.
- Nêu được cách ứng xử của bản thân nếu gặp những tình huống tương tự như tình huống của nhân vật trong tác phẩm.
(4) Đọc mở rộng
- Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.
- Thuộc lòng ít nhất 10 đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn văn đã học; mỗi đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 80 chữ.
Phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh lớp 4 có yêu cầu gì?
Căn cứ Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh lớp 4 cần đạt yêu cầu như sau:
- Đọc đúng, trôi chảy văn bản.
- Hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản.
- Liên hệ, so sánh ngoài văn bản.
- Viết đúng chính tả, ngữ pháp.
- Viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả).
- Phát biểu rõ ràng.
- Nghe hiểu ý kiến người nói.
- Top 4 mẫu bài văn thuyết minh về một loại cây ngắn gọn lớp 9? Điều kiện công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở là gì?
- Mẫu bài văn kể lại hoạt động nâng cao ý thức cộng đồng lớp 8? 04 mức đánh giá kết quả rèn luyện của học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS?
- Mẫu văn tả nhân vật hoạt hình mà em yêu thích lớp 3 ngắn gọn? Yêu cầu cần đạt đối với học sinh lớp 3 là viết đúng chính tả?
- Top 2 mẫu bài văn tả anh chị yêu quý của em lớp 5 điểm cao? 4 phương pháp đánh giá học sinh lớp 5 thế nào?
- Top mẫu văn nghị luận xã hội về vai trò của sự kiên trì đối với thành công của mỗi người trong cuộc sống hiện nay?
- Mẫu viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề phong tục ngày Tết cổ truyền Việt Nam? Nội dung giáo dục học sinh THPT cần đảm bảo yêu cầu gì?
- Mẫu viết báo cáo nghiên cứu về Sử thi Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời chi tiết nhất? Trách nhiệm lập danh sách học sinh THPT được khen thưởng?
- Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm? Học sinh lớp 10 được đánh giá kết quả học tập trong cả năm học như thế nào?
- Mẫu lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo Cóc kiện Trời? Học sinh lớp 3 phải biết đọc diễn cảm câu chuyện?
- Top 5 bài thơ lục bát về mùa xuân ngắn gọn? Học sinh trung học cơ sở được lên lớp khi nào?