08:20 | 28/07/2024

Cách tính phụ cấp ưu đãi nhà giáo được hưởng khi tăng lương cơ sở?

Khi tăng lương cơ sở thì tính phụ cấp ưu đãi nhà giáo được thực hiện như thế nào?

Phụ cấp ưu đãi nghề là gì?

Căn cứ điểm b khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định về các chế độ phụ cấp lương như sau:

Các chế độ phụ cấp lương
...
8. Các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc
...
b) Phụ cấp ưu đãi theo nghề:
Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, có chính sách ưu đãi của Nhà nước mà chưa được xác định trong mức lương.
Phụ cấp gồm 10 mức: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45% và 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Như vây, phụ cấp ưu đãi nghề là phụ cấp áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, có chính sách ưu đãi của Nhà nước mà chưa được xác định trong mức lương.

Cách tính phụ cấp ưu đãi nhà giáo được hưởng khi tăng lương cơ sở?

Cách tính phụ cấp ưu đãi nhà giáo được hưởng khi tăng lương cơ sở? (Hình từ Internet)

Cách tính phụ cấp ưu đãi nhà giáo được hưởng khi tăng lương cơ sở?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục II Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC quy định về mức phụ cấp và cách tình như sau:

MỨC PHỤ CẤP VÀ CÁCH TÍNH
...
2. Cách tính
Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quyết định 244/2005/QĐ-TTG quy định về mức phụ cấp và cách tính như sau:

Mức phụ cấp và cách tính
1. Mức phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo được quy định như sau:
a) Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh);
b) Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
c) Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa;
d) Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm (đại học, cao đẳng, trung học), trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và nhà giáo dạy môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề;
đ) Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng;
e) Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.

Như vậy, khi tăng lương cơ sở thì cách tính phụ cấp ưu đãi nhà giáo như sau:

Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = 2.340.000 x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi

Lưu ý: tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi là 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45% và 50%

Xem thêm>> Giáo viên mầm non không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi khi nào?

Điều kiện để giáo viên được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề là gì?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 27/2018/TT-BGDĐT quy định về phạm vi, đối tượng và điều kiện áp dụng như sau:

PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG
...
2. Điều kiện áp dụng
a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Mục này đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang vào các ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) hoặc các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (các hạng có các kí tự đầu của mã số hạng là V.07) thì được hưởng phụ cấp ưu đãi. Riêng đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Mục này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo hoặc các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo;
b) Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi trong các thời gian sau:
- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;
- Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;
- Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.

Như vậy, điều kiện để giáo viên được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề là:

- Đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) hoặc các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (các hạng có các kí tự đầu của mã số hạng là V.07) thì được hưởng phụ cấp ưu đãi.

- Riêng đối tượng sau đây không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo hoặc các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo:

- Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm.

- Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Lưu ý: Không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi trong các thời gian sau:

- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP;

- Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;

- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;

- Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.

Giáo dục đại học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tính phụ cấp ưu đãi nhà giáo được hưởng khi tăng lương cơ sở?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở giáo dục đại học nào được liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng điều kiện gì để tuyển sinh đào tạo liên thông?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo dục đại học giảng dạy các trình độ nào? Các hình thức đào tạo của giáo dục đại học?
Hỏi đáp Pháp luật
Có mấy loại cơ sở giáo dục đại học? Các loại hình của cơ sở giáo dục đại học?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc quản lý và sử dụng tài sản của cơ sở giáo dục đại học được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chí chuẩn cơ sở giáo dục đại học phải như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà nước có các chính sách gì đối với giảng viên cơ sở giáo dục đại học?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu đối với giáo trình giảng dạy giáo dục đại học ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;