Cách đọc tên các nguyên tố hóa học? Học sinh cần đạt yêu cầu gì trong nội dung bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
Cách đọc tên các nguyên tố hóa học?
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là một trong những nội dung được học trong chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học lớp 10. Dưới đây là hướng dẫn cách đọc tên các nguyên tố hóa học:
STT | Kí hiệu | Tên gọi cũ | Tên gọi theo IUPAC | Phiên âm |
1 | H | Hiđro | Hydrogen | /ˈhaɪdrədʒən/ |
2 | He | Heli | Helium | /ˈhiːliəm/ |
3 | Li | Liti | Lithium | /ˈlɪθiəm/ |
4 | Be | Beri | Beryllium | /bəˈrɪliəm/ |
5 | B | Bo | Boron | /ˈbɔːrɒn/ /ˈbɔːrɑːn/ |
6 | C | Cacbon | Carbon | /ˈkɑːbən/ /ˈkɑːrbən/ |
7 | N | Nitơ | Nitrogen | /ˈnaɪtrədʒən/ |
8 | O | Oxi | Oxygen | /ˈɒksɪdʒən/ /ˈɑːksɪdʒən/ |
9 | F | Flo | Fluorine | /ˈflɔːriːn/ /ˈflʊəriːn/ /ˈflɔːriːn/ /ˈflʊriːn/ |
10 | Ne | Neon | Neon | /ˈniːɒn/ /ˈniːɑːn/ |
11 | Na | Natri | Sodium | /ˈsəʊdiəm/ |
12 | Mg | Magie | Magnesium | /mæɡˈniːziəm/ |
13 | Al | Nhôm | Aluminium | /ˌæljəˈmɪniəm/ /ˌæləˈmɪniəm/ |
14 | Si | Silic | Silicon | /ˈsɪlɪkən/ |
15 | P | Photpho | Phosphorus | /ˈfɒsfərəs/ /ˈfɑːsfərəs/ |
16 | S | Lưu huỳnh | Sulfur | /ˈsʌlfə(r)/ /ˈsʌlfər/ |
17 | Cl | Clo | Chlorine | /ˈklɔːriːn/ |
18 | Ar | Agon | Argon | /ˈɑːɡɒn/ /ˈɑːrɡɑːn/ |
19 | K | Kali | Potassium | /pəˈtæsiəm/ |
20 | Ca | Canxi | Calcium | /ˈkælsiəm/ |
21 | Sc | Sacanđi | Scandium | /ˈskændiəm/ |
22 | Ti | Titan | Titanium | /tɪˈteɪniəm/ /taɪˈteɪniəm/ |
23 | V | Vanađi | Vanadium | /vəˈneɪdiəm/ |
24 | Cr | Crom | Chromium | /ˈkrəʊmiəm/ |
25 | Mn | Mangan | Manganese | /ˈmæŋɡəniːz/ |
26 | Fe | Sắt | Iron | /ˈaɪən/ /ˈaɪərn/ |
27 | Co | Coban | Cobalt | /ˈkəʊbɔːlt/ |
28 | Ni | Niken | Nickel | /ˈnɪkl/ |
29 | Cu | Đồng | Copper | /ˈkɒpə(r)/ /ˈkɑːpər/ |
30 | Zn | Kẽm | Zinc | /zɪŋk/ |
33 | As | Asen | Arsenic | /ˈɑːsnɪk/ /ˈɑːrsnɪk/ |
34 | Se | Selen | Selenium | /səˈliːniəm/ |
35 | Br | Brom | Bromine | /ˈbrəʊmiːn/ |
36 | Kr | Kripton | Krypton | /ˈkrɪptɒn/ /ˈkrɪptɑːn/ |
37 | Rb | Rubiđi | Rubidium | /ruːˈbɪdiəm/ |
38 | Sr | Stronti | Strontium | /ˈstrɒntiəm/ /ˈstrɒnʃiəm/ /ˈstrɑːntiəm/ /ˈstrɑːnʃiəm/ |
46 | Pd | Palađi | Palladium | /pəˈleɪdiəm/ |
47 | Ag | Bạc | Silver | /ˈsɪlvə(r)/ /ˈsɪlvər/ |
48 | Cd | Cacđimi | Cadmium | /ˈkædmiəm/ |
50 | Sn | Thiếc | Tin | /tɪn/ |
53 | I | Iốt | Iodine | /ˈaɪədiːn/ /ˈaɪədaɪn/ |
54 | Xe | Xenon | Xenon | /ˈzenɒn/ /ˈziːnɒn/ /ˈzenɑːn/ /ˈziːnɑːn/ |
55 | Cs | Xesi | Caesium | /ˈsiːziəm/ |
56 | Ba | Bari | Barium | /ˈbeəriəm/ /ˈberiəm/ |
78 | Pt | Platin | Platinum | /ˈplætɪnəm/ |
79 | Au | Vàng | Gold | /ɡəʊld/ |
80 | Hg | Thủy ngân | Mercury | /ˈmɜːkjəri/ /ˈmɜːrkjəri/ |
82 | Pb | Chì | Lead | /liːd/ |
87 | Fr | Franxi | Francium | /ˈfrænsiəm/ |
88 | Ra | Rađi | Radium | /ˈreɪdiəm/ |
Lưu ý: Nội dung cách đọc tên các nguyên tố hóa học chỉ mang tính chất tham khảo!
Cách đọc tên các nguyên tố hóa học? Học sinh cần đạt yêu cầu gì trong nội dung bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học? (Hình từ Internet)
Học sinh cần đạt yêu cầu gì trong nội dung bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định yêu cầu cần đạt trong trong nội dung bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học như sau:
Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
- Nêu được về lịch sử phát minh định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
- Mô tả được cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và nêu được các khái niệm liên quan (ô, chu kì, nhóm).
- Nêu được nguyên tắc sắp xếp của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (dựa theo cấu hình electron).
- Phân loại được nguyên tố (dựa theo cấu hình electron: nguyên tố s, p, d, f; dựa theo tính chất hoá học: kim loại, phi kim, khí hiếm).
Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm
- Giải thích được xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử trong một chu kì, trong một nhóm (nhóm A) (dựa theo lực hút tĩnh điện của hạt nhân với electron ngoài cùng và dựa theo số lớp electron tăng trong một nhóm theo chiều từ trên xuống dưới).
- Nhận xét và giải thích được xu hướng biến đổi độ âm điện và tính kim loại, phi kim của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì, trong một nhóm (nhóm A).
Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì
- Nhận xét được xu hướng biến đổi thành phần và tính chất acid/base của các oxide và các hydroxide theo chu kì. Viết được phương trình hoá học minh hoạ.
Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
- Phát biểu được định luật tuần hoàn.
- Trình bày được ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học: Mối liên hệ giữa vị trí (trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học) với tính chất và ngược lại.
Hướng dẫn đánh giá kế quả giáo dục môn Hóa học?
Tại Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT hướng dẫn đánh giá kế quả giáo dục môn Hóa học như sau:
1. Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong Chương trình tổng thể và chương trình môn Hóa học. Phạm vi đánh giá là toàn bộ nội dung và yêu cầu cần đạt của chương trình môn Hoá học.
3. Hình thức, phương pháp và công cụ đánh giá:
- Hình thức đánh giá: Kết hợp các hình thức đánh giá quá trình (đánh giá thường xuyên), đánh giá tổng kết (đánh giá định kì) đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kì đánh giá quốc tế bảo đảm đánh giá toàn diện, thường xuyên và tích hợp vào trong các hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh.
- Phương pháp đánh giá và công cụ đánh giá:
+ Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh. Phối hợp đánh giá tình huống; đánh giá qua trắc nghiệm; đánh giá qua dự án và hồ sơ; đánh giá thông qua phản hồi và phản ánh; đánh giá thông qua quan sát.
+ Kết hợp đánh giá sản phẩm học tập (bài kiểm tra tự luận, bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan, trả lời miệng, thuyết trình, bài thực hành thí nghiệm, dự án nghiên cứu,…) với đánh giá qua quan sát (thái độ và hành vi trong thảo luận, làm việc nhóm, làm thí nghiệm, tham quan thực địa,…).
4. Lựa chọn các phương pháp, công cụ phù hợp để đánh giá một năng lực cụ thể.
- Để đánh giá thành phần năng lực nhận thức hoá học, có thể sử dụng các câu hỏi (nói, viết), bài tập,... đòi hỏi học sinh phải trình bày, so sánh, hệ thống hoá kiến thức hay phải vận dụng kiến thức để giải thích, chứng minh, giải quyết vấn đề.
- Để đánh giá thành phần năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học, có thể sử dụng các phương pháp, công cụ sau:
+ Bảng kiểm hoặc ghi chép kết quả quan sát của giáo viên theo các tiêu chí đã xác định về tiến trình thực hiện thí nghiệm và các nhiệm vụ tìm tòi, khám phá của học sinh,...
+ Các câu hỏi, bài kiểm tra nhằm đánh giá hiểu biết của học sinh về kĩ năng thí nghiệm; khả năng suy luận để rút ra hệ quả, phương án kiểm nghiệm, xử lí các dữ liệu đã cho để rút ra kết luận; khả năng thiết kế thí nghiệm hoặc nghiên cứu để thực hiện một nhiệm vụ học tập được giao và đề xuất các thiết bị, kĩ thuật thích hợp,...
+ Báo cáo kết quả thí nghiệm, thực hành, làm dự án nghiên cứu,…
- Để đánh giá thành phần năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, có thể yêu cầu học sinh trình bày vấn đề thực tiễn cần giải quyết, trong đó phải sử dụng được ngôn ngữ hoá học, các bảng biểu, mô hình, kĩ năng thực nghiệm,... để mô tả, giải thích hiện tượng hoá học trong vấn đề đang xem xét; sử dụng các câu hỏi (có thể yêu cầu trả lời nói hoặc viết) đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết vấn đề học tập, đặc biệt là các vấn đề thực tiễn.
- Các môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025? Hồ sơ đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm những gì?
- Top mẫu dàn ý Viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch chi tiết nhất? Yêu cầu về đánh giá bằng hình thức nhận xét đối với học sinh lớp 9 ra sao?
- Viết bài văn kể lại câu chuyện bằng lời của nhân vật trong câu chuyện đó lớp 5? Học sinh lớp 5 được đánh giá thường xuyên thế nào?
- Chứng chỉ ngoại ngữ không được quy đổi thành điểm 10 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025?
- Những điểm mới đáng chú ý của Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ 2025 so với các năm trước?
- Mẫu phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân lớp 9? Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp THCS?
- Đã có Thông tư 24 Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025?
- Làm thế nào để phòng ngừa bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
- Điều kiện cơ sở vật chất trong bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học?
- Căn cứ xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật ngành giáo dục?