Cách đặt tên trường mầm non tư thục sao cho đúng?
Cách đặt tên trường mầm non tư thục sao cho đúng?
Căn cứ theo Điều 5 Điều lệ Trường mầm non, ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định về cách đặt tên trường mầm non như sau:
1. Đặt tên trường
- Tên trường gồm: Trường mầm non (hoặc trường mẫu giáo hoặc nhà trẻ) và tên riêng của trường. Tên trường được ghi trên quyết định thành lập, con dấu, biển tên và các giấy tờ giao dịch.
- Tên riêng của trường phải bảo đảm rõ ràng, minh bạch, không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của nhà trường; phù hợp truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc và quy định về sở hữu trí tuệ.
2. Biển tên trường
- Góc trên bên trái:
+ Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân cấp huyện và tên đơn vị cấp huyện;
+ Dòng thứ hai: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Ở giữa: Tên nhà trường theo quy định tại khoản 1 của Điều này, nếu sử dụng tên nước ngoài, phải ghi bên dưới tên tiếng Việt và cỡ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt. Đối với điểm trường, tên điểm trường ghi dưới tên trường.
- Góc dưới bên trái: Địa chỉ, số điện thoại, trang web (nếu có), địa chỉ email, số quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập.
Trường mầm non tư thục có được đầu tư từ nước ngoài hay không?
Căn cứ theo Điều 4 Điều lệ Trường mầm non, ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Các loại hình của trường mầm non
1. Trường mầm non công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu.
2. Trường mầm non dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động.
3. Trường mầm non tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì trường mầm non tư thục có thể được nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Cách đặt tên trường mầm non tư thục sao cho đúng? (Hình từ Internet)
Muốn mở trường mầm non tư thục cần bằng gì?
* Trường mầm non:
Căn cứ quy định tại Điều 26 Luật Giáo dục 2019 thì trường mầm non là tên gọi chung dùng để chỉ các cơ sở giáo dục mầm non, bao gồm:
- Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 03 tuổi
- Trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập nhận trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi
- Trường mầm non, lớp mầm non độc lập là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.
Theo đó cơ cấu, tổ chức nhóm trẻ độc lập quy mô trên 07 trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập bao gồm: chủ cơ sở; quản lý chuyên môn; giáo viên, nhân viên (nếu có) và các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo. (Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục ban hành kèm theo Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT)
* Đối với chủ cơ sở (người thành lập)
Căn cứ Điều 11 Quy chế tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục ban hành kèm theo Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT thì chủ cơ sở là cá nhân hoặc cá nhân đại diện cho tổ chức đứng tên xin phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
(1) Tiêu chuẩn đối với chủ cơ sở giáo dục mầm non:
- Là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Phẩm chất, đạo đức tốt
- Dưới 65 tuổi
- Sức khỏe tốt
- Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.
Bên cạnh đó, căn cứ quy định về tiêu chuẩn đối với chủ cơ sở giáo dục mầm non tại Điều 11 Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT thì chủ cơ sở giáo dục mầm non không bắt buộc phải có bằng sư phạm.
Do đó, có thể hiểu rằng để thành lập trường mầm non thì không bắt buộc phải có bằng sư phạm.
Tuy nhiên, tại Điều 12 Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT vẫn yêu cầu người quản lý chuyên môn của cơ sở giáo dục mầm non phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non trở lên.
- Trong đó, quản lý chuyên môn do chủ cơ sở giáo dục mầm non độc lập thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Quản lý chuyên môn có thể được thực hiện kiêm nhiệm bởi chủ cơ sở, giáo viên hoặc nhân viên nếu đủ tiêu chuẩn theo quy định.
- Người quản lý chuyên môn có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo Chương trình giáo dục mầm non, bao gồm:
+ Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non độc lập theo Chương trình giáo dục mầm non
+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của giáo viên, nhân viên tại cơ sở giáo dục mầm non độc lập
+ Đề xuất phân công giáo viên, nhân viên trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
+ Xây dựng kế hoạch, nội dung sinh hoạt chuyên môn; tổ chức hướng dẫn chuyên môn và nghiệp vụ cho giáo viên, nhân viên
+ Tham gia đánh giá, xếp loại, đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên, nhân viên theo quy định
+ Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động chuyên môn, hồ sơ sổ sách phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non
+ Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý chuyên môn
+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được thỏa thuận trong Hợp đồng Lao động với chủ cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
Như vậy, có thể thấy rằng muốn mở trường mầm non tư thục về mặt bằng cấp chỉ cần có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên là đủ điều kiện.
Chủ cơ sở trường mầm non tư thục có quyền và nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 11 Quy chế tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục ban hành kèm theo Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT thì nhiệm vụ và quyền hạn đối với chủ cơ sở giáo dục mầm non tư thục như sau:
- Nhiệm vụ
+ Chỉ đạo, điều hành hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
+ Đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em, giáo viên và nhân viên
+ Chỉ đạo, xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực
+ Đầu tư và quản lý cơ sở vật chất thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, học liệu, tài liệu phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em theo quy định;
+ Bảo đảm các chế độ, chính sách cho giáo viên, nhân viên theo quy định;
+ Thực hiện công khai theo quy định.
- Quyền hạn
+ Được ký hợp đồng lao động với giáo viên, nhân viên theo quy định
+ Được đồng thời làm quản lý chuyên môn, giáo viên, nhân viên nếu đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định
+ Được phép thỏa thuận mức học phí với cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em
+ Được tham gia các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý
+ Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định.
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?
- Mẫu viết bài văn kể lại truyện Tấm Cám ngắn gọn? Học sinh lớp 6 phải viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích?
- Top mẫu văn tả đồ chơi mà em yêu thích nhất lớp 5? Nội dung đánh giá học sinh lớp 5 hiện nay là gì?
- File word mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu năm 2024 của Đảng viên? Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu bản cam kết?
- Soạn bài Lai Tân lớp 8 ngắn nhất? Yêu cầu về năng lực nhận biết lịch sử văn học Việt Nam lớp 8 ra sao?
- Cách viết bản kiểm điểm Đảng viên: kết quả khắc phục hạn chế khuyết điểm?
- Văn tả về ông của em lớp 5 ngắn gọn? Nội dung đánh giá học sinh lớp 5 mới nhất 2024 là gì?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội về tình yêu thương lớp 12? Phẩm chất nhân ái của học sinh lớp 12 cần đảm bảo yêu cầu gì?
- Soạn bài Giọt sương đêm lớp 6 ngắn gọn? Yêu cầu cần đạt về năng lực văn học của học sinh lớp 6 là gì?