Các trường đại học đào tạo chuyên ngành Luật tiêu biểu hiện nay?
Các trường đại học đào tạo chuyên ngành Luật tiêu biểu hiện nay?
Ngành Luật, lĩnh vực hấp dẫn, chuyên sâu về hệ thống pháp luật, thu hút đông đảo thí sinh. Trước sự đa dạng của các trường đào tạo ngành Luật, nhiều sinh viên đang đối mặt với khó khăn khi lựa chọn trường.
Ngành Luật, một trong những lựa chọn hàng đầu của các thì sinh sau đây là một số trường đại học đào tạo chuyên ngành Luật tiêu biểu hiện nay:
[1] Đại học Luật Hà Nội
[2] Đại học Luật Hồ Chí Minh
[3] Khoa Luật - Đại Học QGHN
[4] Khoa Luật - Đại học Vinh
[5] Đại Học Luật - Đại học Huế
[6] Đại học Kinh Tế Luật - Đại học Quốc gia HCM
[7] Đại học Kinh tế – Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!
Các trường đại học đào tạo chuyên ngành Luật tiêu biểu hiện nay? (Hình từ Internet)
Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học được phân loại, sắp xếp chương trình và ngành đào tạo như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT thì danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học phân loại, sắp xếp chương trình và ngành đào tạo như sau:
- Việc phân loại, sắp xếp chương trình và ngành đào tạo theo Danh mục phải dựa trên việc xác định nguồn gốc phát triển, đối sánh khối lượng và nội dung kiến thức và kỹ năng chuyên môn, căn cứ:
+ Quy định trong chuẩn chương trình đào tạo của ngành, nhóm ngành ở trình độ tương ứng (nếu có);
+ Đặc điểm chung, phổ quát của các chương trình đào tạo đang được thực hiện tại các cơ sở đào tạo khác (nếu chưa có chuẩn chương trình đào tạo của ngành, nhóm ngành tương ứng).
- Phân loại, sắp xếp chương trình đào tạo vào ngành đào tạo
+ Một chương trình đào tạo được phân loại và sắp xếp vào một ngành trong Danh mục khi chứa đựng kiến thức và kỹ năng chuyên môn cốt lõi của ngành đó;
+ Trong trường hợp đặc biệt, một chương trình đào tạo mang tính liên ngành có thể được phân loại, sắp xếp đồng thời vào một số ngành trong Danh mục khi chứa đựng phần lớn kiến thức và kỹ năng chuyên môn của mỗi ngành đó.
- Phân loại, sắp xếp ngành đào tạo vào lĩnh vực, nhóm ngành đào tạo
+ Một ngành đào tạo được phân loại và sắp xếp vào một lĩnh vực cụ thể trong Danh mục (không phải lĩnh vực “Khác”) khi có cùng nguồn gốc với các ngành trong lĩnh vực đó, đồng thời có phần chung về kiến thức và kỹ năng chuyên môn với các ngành thuộc lĩnh vực lớn hơn so với các ngành thuộc lĩnh vực khác.
+ Một ngành đào tạo được phân loại và sắp xếp vào một nhóm ngành cụ thể trong Danh mục (không phải nhóm ngành “Khác”) khi có cùng nguồn gốc với các ngành trong nhóm ngành đó, đồng thời có phần chung về kiến thức và kỹ năng chuyên môn với các ngành trong nhóm ngành lớn hơn so với các ngành thuộc nhóm ngành khác.
+ Trong trường hợp đặc biệt, một ngành đào tạo mang tính liên ngành có thể được sắp xếp đồng thời vào một số nhóm ngành khi có nguồn gốc phát triển từ lai ghép một số ngành thuộc các nhóm ngành đó, đồng thời có phần chung về kiến thức và kỹ năng chuyên môn với các ngành đó tương đương nhau.
+ Các ngành không đáp ứng yêu cầu tại điểm a khoản này được xếp vào lĩnh vực “Khác” trong Danh mục; các ngành không đáp ứng yêu cầu tại điểm b, c khoản này được xếp vào nhóm ngành “Khác” của lĩnh vực phù hợp.
Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học được bổ sung ngành mới ra sao?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT thì danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học được bổ sung ngành mới như sau:
- Một ngành đào tạo mới được xem xét bổ sung vào một nhóm ngành cụ thể trong Danh mục ngành chính thức khi đáp ứng các điều kiện như sau:
+ Có căn cứ khoa học và thực tiễn về nguồn gốc hình thành ngành đào tạo mới (trên cơ sở tách ra từ một ngành hoặc lai ghép một số ngành theo yêu cầu phát triển của khoa học, công nghệ và thực tiễn nghề nghiệp);
+ Có sự khác biệt tối thiểu là 30% về kiến thức và kỹ năng chuyên môn so với các ngành hiện có thuộc nhóm ngành dự kiến sắp xếp trong Danh mục;
+ Có số liệu phân tích, dự báo tin cậy về nhu cầu nguồn nhân lực mà các ngành đào tạo hiện tại không đáp ứng được; đối với các ngành đã có sinh viên tốt nghiệp phải có số liệu phân tích, đánh giá tin cậy về khả năng đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực mà các ngành đào tạo khác không đáp ứng được;
+ Đã được đào tạo tại nhiều cơ sở đào tạo có uy tín trên thế giới hoặc đã được liệt kê ở ít nhất hai bảng phân loại các chương trình và ngành đào tạo thông dụng trên thế giới (trừ một số ngành chỉ đào tạo ở Việt Nam hoặc các ngành liên quan đến an ninh, quốc phòng);
+ Đã được phát triển chương trình, tổ chức đào tạo, đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng kiểm định chương trình tại ít nhất hai cơ sở đào tạo trong nước và được các cơ sở đào tạo đó cùng đề xuất bổ sung vào Danh mục;
+ Đối với các ngành thuộc lĩnh vực đào tạo giáo viên, nghệ thuật, thể thao, pháp luật, sức khỏe, an ninh, quốc phòng phải có ý kiến đồng thuận của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực ngành tương ứng.
- Một ngành đào tạo mới được xem xét bổ sung vào Danh mục ngành thí điểm khi đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d, e khoản 1 Điều 6 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT.
- Một ngành mới khi đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT được xem xét cấp mã ngành chính thức và chuyển ra khỏi Danh mục ngành thí điểm.
Một ngành mới bổ sung vào Danh mục phải được ghi rõ thời gian có hiệu lực áp dụng.
>>> Tải về đầy đủ Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?