Các tác phẩm văn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông của môn Ngữ văn là gì?
Các tác phẩm văn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông của môn Ngữ văn là gì?
Theo tiểu mục 1 Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định các tác phẩm văn học bắt buộc và bắt buộc lựa chọn như sau:
- Tác phẩm bắt buộc:
+ Nam quốc sơn hà (Thời Lý)
+ Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn
+ Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
+ Truyện Kiều của Nguyễn Du
+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
+ Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh
- Tác phẩm bắt buộc lựa chọn:
+ Văn học dân gian Việt Nam
++ Chọn ít nhất 4 tác phẩm đại diện cho 4 thể loại trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười
++ Chọn ít nhất 3 bài ca dao về các chủ đề: quê hương đất nước; tình yêu, tình cảm gia đình; con người và xã hội (trữ tình hoặc trào phúng)
++ Chọn ít nhất 1 sử thi Việt Nam
++ Chọn ít nhất 1 truyện thơ của các dân tộc thiểu số Việt Nam
++ Chọn ít nhất 1 kịch bản chèo hoặc tuồng
+ Văn học viết Việt Nam, chọn ít nhất 1 tác phẩm của mỗi tác giả sau:
++ Thơ Nôm, văn nghị luận của Nguyễn Trãi
++ Thơ chữ Hán của Nguyễn Du
++ Thơ Nôm của Hồ Xuân Hương
++ Thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu
++ Thơ Nôm của Nguyễn Khuyến
++ Truyện và thơ của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
++ Truyện ngắn, tiểu thuyết của Nam Cao
++ Tiểu thuyết, phóng sự của Vũ Trọng Phụng
++ Thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám
++ Thơ của Tố Hữu trước và sau Cách mạng tháng Tám
++ Truyện ngắn, kí của Nguyễn Tuân
++ Kịch của Nguyễn Huy Tưởng
++ Kịch của Lưu Quang Vũ
+ Văn học nước ngoài, chọn ít nhất 1 tác phẩm cho mỗi nền văn học sau: Anh, Pháp, Mĩ, Hy Lạp, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ.
Như vậy, bên cạnh những văn bản gợi ý tác giả sách giáo khoa và giáo viên lựa chọn, chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn phải có các văn bản bắt buộc trên để bảo đảm nội dung giáo dục cốt lõi, thống nhất trên cả nước.
Xem Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn:
Các tác phẩm văn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông của môn Ngữ văn là gì? (Hình từ Internet)
Học sinh THPT cần đáp ứng yêu cầu gì khi hoàn thành chương trình giáo dục môn Ngữ văn?
Theo tiểu mục 2 Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT đặt ra yêu cầu cần đạt ở cấp trung học phổ thông như sau:
- Năng lực ngôn ngữ:
+ Biết vận dụng kiến thức tiếng Việt và kiến thức về bối cảnh lịch sử, xã hội, tư tưởng, triết học và quan niệm thẩm mĩ của các thời kì để hiểu các văn bản khó hơn (thể hiện qua dung lượng, độ phức tạp và yêu cầu đọc hiểu).
+ Biết phân tích, đánh giá nội dung và đặc điểm nổi bật về hình thức biểu đạt của văn bản, nhất là những tìm tòi sáng tạo về ngôn ngữ, cách viết và kiểu văn bản. Học sinh có cách nhìn, cách nghĩ về con người và cuộc sống theo cảm quan riêng; thấy được vai trò và tác dụng của việc đọc đối với bản thân.
+ Từ lớp 10 đến lớp 12: viết thành thạo kiểu văn bản nghị luận và thuyết minh về các đề tài gắn với đời sống và định hướng nghề nghiệp; viết đúng quy trình, có kết hợp các phương thức biểu đạt, kiểu lập luận và yếu tố nghệ thuật; có chủ kiến về một vấn đề xã hội.
+ Viết được văn bản nghị luận và văn bản thông tin có đề tài tương đối phức tạp; văn bản nghị luận yêu cầu phân tích, đánh giá, so sánh giá trị của tác phẩm văn học; bàn về những vấn đề phù hợp với đối tượng gần đến tuổi thành niên, đòi hỏi cấu trúc và kiểu lập luận tương đối phức tạp, bằng chứng cần phải tìm kiếm từ nhiều nguồn; văn bản thuyết minh viết về những vấn đề có tính khoa học dưới hình thức một báo cáo nghiên cứu đúng quy ước; tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ và tránh đạo văn.
+ Bài viết thể hiện được cảm xúc, thái độ, những trải nghiệm và ý tưởng của cá nhân đối với những vấn đề đặt ra trong văn bản; thể hiện được một cách nhìn, cách nghĩ, cách sống mang đậm cá tính.
+ Biết tranh luận về những vấn đề tồn tại các quan điểm trái ngược nhau; có thái độ cầu thị và văn hoá tranh luận phù hợp; có khả năng nghe thuyết trình và đánh giá được nội dung và hình thức biểu đạt của bài thuyết trình; có hứng thú thể hiện chủ kiến, cá tính trong tranh luận; trình bày vấn đề khoa học một cách tự tin, có sức thuyết phục. Nói và nghe linh hoạt; nắm được phương pháp, quy trình tiến hành một cuộc tranh luận.
- Năng lực văn học
+ Phân tích và đánh giá văn bản văn học dựa trên những hiểu biết về phong cách nghệ thuật và lịch sử văn học.
Nhận biết được đặc trưng của hình tượng văn học và một số điểm khác biệt giữa hình tượng văn học với các loại hình tượng nghệ thuật khác (hội hoạ, âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc);
Phân tích và đánh giá được nội dung tư tưởng và cách thể hiện nội dung tư tưởng trong một văn bản văn học;
Nhận biết và phân tích được đặc điểm của ngôn ngữ văn học, câu chuyện, cốt truyện và cách kể chuyện;
Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm phong cách nghệ thuật trong văn học dân gian, trung đại và hiện đại; phong cách nghệ thuật của một số tác giả, tác phẩm lớn.
+ Nêu được những nét tổng quát về lịch sử văn học dân tộc (quá trình phát triển, các đề tài và chủ đề lớn, các tác giả, tác phẩm lớn; một số giá trị nội dung và hình thức của văn học dân tộc) và vận dụng vào việc đọc tác phẩm văn học.
+ Tạo lập được một số kiểu văn bản văn học thể hiện khả năng biểu đạt cảm xúc và ý tưởng bằng hình thức ngôn từ mang tính thẩm mĩ.
Môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc gồm những môn nào?
Căn cứ tại Mục 5 Phương án tổ chức Kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT năm 2023 phê duyệt Phương án tổ chức Kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông từ năm 2025 quy định Môn thi bắt buộc trong Kỳ thi THPT Quốc gia từ năm 2025:
Môn thi:
Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Như vậy, môn thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 bắt buộc gồm các môn:
- Môn Ngữ văn.
- Môn Toán.
- 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Lưu ý: Lộ trình áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT (một số nội dung được sửa đổi bởi Điều 1, Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT) như sau:
- Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.
- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Xem Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT: Tại đây
- Đã có Dự thảo về Quy chế tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ? Tiêu chuẩn của đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ như thế nào?
- Đáp Án Tuần 1 Cuộc Thi Quân Đội Nhân Dân Việt Nam 80 năm 2024 trên Báo Cáo Viên? Cuộc thi có phải do Bộ Giáo dục tổ chức không?
- Lịch bồi dưỡng STEM tháng 12 năm 2024 TP Hồ Chí Minh? Quy trình xây dựng bài học STEM có gì?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội 600 chữ về sự thiếu kiên nhẫn của tuổi trẻ hiện nay? Yêu cầu cần đạt khi tìm hiểu phong cách sáng tác của lớp 12?
- Công thức tính mol? Công thức tính mol có được học trong môn Khoa học tự nhiên lớp 8 không?
- Mẫu viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội lớp 5? 05 kiểu văn bản mà học sinh lớp 5 được học là gì?
- Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 10 có đáp án mới nhất? Điều kiện để học sinh lớp 10 được lên lớp là gì?
- Cách mở bài hay nhất cho tất cả các tác phẩm văn học lớp 12? Môn Ngữ văn lớp 12 có những nội dung gì?
- Cách viết kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 trong bản kiểm điểm cuối năm 2024?
- Top 05 mẫu bài nghị luận xã hội 600 chữ về những vấn đề tiêu cực trong giới trẻ hiện nay? Có mấy kiểu văn bản trong môn Ngữ văn lớp 12?