Các mốc thời gian xét tuyển đại học 2024?
Các mốc thời gian xét tuyển đại học 2024?
(Lưu ý: bài viết chỉ nhắc đến những mốc thời gian xét tuyển đại học 2024 trong thời điểm từ tháng 8/2024 trở về sau dành cho cả thí sinh và các cơ sở đào tạo).
Việc xét tuyển đại học 2024 căn cứ vào Quyết định 1139/QĐ-BGDĐT năm 2024 về Kế hoạch triển khai công tác tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024.
[1] Chậm nhất là 17 giờ 00 ngày 19/8/2024: Các trường phải công bố điểm chuẩn, thông báo cho thí sinh trúng tuyển đợt 1.
[2] Chậm nhất là 17 giờ 00 ngày 27/8/2024: Thí sinh hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên hệ thống.
[3] Từ ngày 28/8/2024: Các cơ sở đào tạo thông báo tuyển sinh đợt bổ sung.
[4] Từ tháng 9 đến tháng 12/2024: Các cơ sở đào tạo xét tuyển đại học các đợt tiếp theo, cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và nhập học theo quy định.
[5] Chậm nhất là ngày 31/12/2024: Các cơ sở đào tạo báo cáo kết quả tuyển sinh năm 2024.
Các mốc thời gian xét tuyển đại học 2024? (Hình từ Internet)
Xử lý thí sinh trúng tuyển đại học mà không xác nhận nhập học ra sao?
Căn cứ theo Điều 21 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định thông báo kết quả và xác nhận nhập học như sau:
- Cơ sở đào tạo gửi giấy báo trúng tuyển cho những thí sinh trúng tuyển, trong đó ghi rõ những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học và phương thức nhập học của thí sinh.
- Thí sinh xác nhận nhập học bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống, trước khi nhập học tại cơ sở đào tạo.
- Đối với những thí sinh không xác nhận nhập học trong thời hạn quy định:
+ Nếu không có lý do chính đáng thì coi như thí sinh từ chối nhập học và cơ sở đào tạo có quyền không tiếp nhận;
+ Nếu do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, cơ sở đào tạo xem xét quyết định tiếp nhận thí sinh vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau;
+ Nếu do sai sót, nhầm lẫn của cán bộ thực hiện công tác tuyển sinh hoặc cá nhân thí sinh gây ra, cơ sở đào tạo chủ động phối hợp với các cá nhân, tổ chức liên quan xem xét các minh chứng và quyết định việc tiếp nhận thí sinh vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau.
- Thí sinh đã xác nhận nhập học tại một cơ sở đào tạo không được tham gia xét tuyển ở nơi khác hoặc ở các đợt xét tuyển bổ sung, trừ trường hợp được cơ sở đào tạo cho phép.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì thí sinh trúng tuyển đại học mà không xác nhận nhập học sẽ giải quyết như sau:
Bước 1: Xem xét lý do không xác nhận nhập học.
+ Nếu không có lý do chính đáng thì coi như thí sinh từ chối nhập học và cơ sở đào tạo có quyền không tiếp nhận;
+ Nếu do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên.
+ Nếu do sai sót, nhầm lẫn của cán bộ thực hiện công tác tuyển sinh hoặc cá nhân thí sinh gây ra, cơ sở đào tạo chủ động phối hợp với các cá nhân, tổ chức liên quan xem xét các minh chứng.
Bước 2: Cơ sở đào tạo xem xét lý do nếu hợp lệ sẽ tiến hành tiếp nhận thí sinh vào học hoặc bảo lưu kết quả cho năm học sau.
Thí sinh tham gia tuyển sinh đại học năm 2024 cần phải có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT thì thí sinh tham gia tuyển sinh đại học năm 2024 cần phải có trách nhiệm sau:
- Tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của các cơ sở đào tạo, không đăng ký nguyện vọng vào những ngành, chương trình đào tạo hay phương thức tuyển sinh mà không đủ điều kiện;
- Cung cấp đầy đủ và bảo đảm tính chính xác của tất cả thông tin đăng ký dự tuyển, bao gồm cả thông tin cá nhân, thông tin khu vực và đối tượng ưu tiên (nếu có), nguyện vọng đăng ký; tính xác thực của các giấy tờ minh chứng;
- Đồng ý để cơ sở đào tạo mà mình dự tuyển được quyền sử dụng thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ cho công tác xét tuyển;
- Hoàn thành thanh toán lệ phí tuyển sinh trước khi kết thúc thủ tục đăng ký dự tuyển.
Bên cạnh đó thì các cơ sở đào tạo cũng sẽ có trách nhiệm trong kỳ thi tuyển sinh đại học như sau:
- Cung cấp đầy đủ, đúng định dạng và bảo đảm tính xác thực của thông tin, dữ liệu tuyển sinh lên hệ thống theo hướng dẫn của Bộ GDĐT;
- Quy định (hoặc thống nhất với các cơ sở đào tạo khác) về mức thu, phương thức thu và sử dụng lệ phí dịch vụ tuyển sinh;
- Cung cấp đầy đủ thông tin, tư vấn và hướng dẫn thí sinh, không để thí sinh đăng ký dự tuyển vào một ngành, chương trình đào tạo hay theo một phương thức tuyển sinh của cơ sở đào tạo mà không đủ điều kiện;
- Bảo đảm quy trình xét tuyển chính xác, công bằng, khách quan; thực hiện các cam kết theo đề án tuyển sinh đã công bố;
- Kiểm tra thông tin và hồ sơ minh chứng khi thí sinh nhập học, bảo đảm tất cả thí sinh nhập học phải đủ điều kiện trúng tuyển;
- Giải quyết đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo liên quan tới công tác xét tuyển của cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật.
- Gokids phần mềm giáo dục gì? Tính năng nổi bật của Gokids phần mềm giáo dục ra sao?
- Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sẽ học mấy tiết trong môn Giáo dục Quốc phòng và an ninh?
- Cách chứng minh 3 điểm thẳng hàng? Căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS?
- Top mẫu Đề thi cuối kì 1 GDCD 7 năm 2024 2025? Ngôn ngữ chữ viết đối với học sinh cấp 2 được quy định ra sao?
- Đáp án và hướng dẫn giải chi tiết đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12? Các thiết bị nào dùng để thực hành dạy học môn Sinh học lớp 12?
- Chi tiết 02 đề thi cuối kì 1 lớp 1 môn Tiếng Việt đi kèm đáp án? Những kiến thức Tiếng Việt nào mà học sinh lớp 1 sẽ được học?
- WWW là gì? WWW ra đời năm nào? Học sinh ở lớp mấy thì bắt đầu học môn Tin học?
- Trình độ thạc sĩ có được làm hiệu trưởng trường đại học không?
- Đề thi cuối kì 1 môn Tiếng Anh lớp 5 đi kèm đáp án? Môn Tiếng Anh lớp 5 có những kiến thức ngôn ngữ gì?
- Tổng hợp đề thi môn Tiếng Anh lớp 7 học kì 1 đi kèm đáp án mới nhất 2025? Môn Tiếng Anh có mục tiêu chung là gì?