Các mốc sự kiện ở Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1991? Đây là nội dung trong chương trình lớp mấy?
Các mốc sự kiện ở Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1991?
Các bạn học sinh tham khảo một số mốc sự kiện ở Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1991.
- Giai đoạn 1945 - 1954: Kháng chiến chống Pháp
2/9/1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
1946-1954: Kháng chiến chống Pháp bùng nổ.
1954: Chiến thắng Điện Biên Phủ, kết thúc chiến tranh Đông Dương.
- Giai đoạn 1954 - 1975: Chia cắt và kháng chiến chống Mỹ
Hiệp định Genève 1954: Giới tuyến quân sự tạm thời tại vĩ tuyến 17.
Miền Bắc xã hội chủ nghĩa: Tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mỹ.
Miền Nam: Chiến tranh cục bộ và chiến tranh Việt Nam hóa: Mỹ leo thang chiến tranh xâm lược miền Nam.
- 30/4/1975: Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất.
- 1975 - 1991: Đổi mới và hội nhập
- 1976: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua Hiến pháp mới, thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
- Cuối thập niên 1970: Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng.
Đổi mới: Đảng ta quyết định đổi mới toàn diện đất nước, bắt đầu từ đổi mới kinh tế.
- 1986: Đại hội VI của Đảng thông qua Nghị quyết đổi mới.
- 1988: Luật doanh nghiệp được ban hành, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển.
- 1991: Liên Xô sụp đổ, ảnh hưởng đến tình hình quốc tế và trong nước.
*Lưu ý: Thông tin các mốc sự kiện ở Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1991 chỉ mang tính chất tham khảo./.
Các mốc sự kiện ở Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1991? Đây là nội dung trong chương trình lớp mấy? (Hình từ Internet)
Các mốc sự kiện ở Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1991 là nội dung trong chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp mấy?
Căn cứ theo Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nội dung
VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991
- Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám
- Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954
- Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975
- Việt Nam trong những năm 1976 - 1991
Nội dung cần đạt
- Nhận biết được những biện pháp chủ yếu để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, giải quyết những khó khăn về kinh tế, văn hoá, giáo dục, quân sự,... trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Trình bày được những nét chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Bộ.
- Giải thích được nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946).
- Nhận biết và giải thích được đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng.
- Mô tả được những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận quân sự, kinh tế, văn hoá, ngoại giao,... trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Nêu được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954).
- Giới thiệu được những thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa (hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục và phát triển kinh tế, chi viện cho cách mạng miền Nam, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ,...).
- Mô tả được các thắng lợi tiêu biểu về quân sự của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954 - 1975 (phong trào Đồng khởi; đánh bại các chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ; Tổng tiến công nổi dậy năm 1968, 1972; Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975,...).
- Nêu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
- Trình bày được sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước, cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và vùng biên giới phía Bắc trong những năm 1975 - 1979, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.
- Nêu được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm 1976 - 1985.
- Mô tả được đường lối Đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, giải thích được nguyên nhân, nêu được kết quả và ý nghĩa của công cuộc Đổi mới trong giai đoạn 1986 - 1991.
- Đánh giá được thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện đường lối Đổi mới.
Như vậy, có thể thấy rằng các mốc sự kiện ở Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1991 là nội dung trong chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp 9.
Định hướng chung về giáo dục theo chương trình mới môn Lịch sử và Địa lí ra sao?
Căn cứ theo Mục 6 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về định hướng phương pháp giáo dục như sau:
- Định hướng chung
+ Đề cao vai trò chủ thể học tập của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp học tập, năng lực tự học để học sinh có thể tiếp tục tìm hiểu, mở rộng vốn văn hoá cần thiết cho bản thân.
+ Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể. Phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, đàm thoại,...) theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh với việc tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tiên tiến đề cao vai trò chủ thể học tập của học sinh (thảo luận, tranh luận, đóng vai, dự án,...). Đa dạng hoá và sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học: Kết hợp các hình thức học cá nhân, học nhóm, học ở lớp, học ngoài thực địa, học theo dự án học tập,... Chú trọng các phương pháp dạy học có tính đặc trưng môn học.
+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng hợp lí và có hiệu quả các thiết bị dạy học như: mô hình hiện vật, tranh lịch sử, ảnh, băng ghi âm lời nói của các nhân vật lịch sử,...; bản đồ, sơ đồ, các bản thống kê, so sánh,...; phim video; các phiếu học tập có các nguồn sử liệu; phần mềm dạy học,... nhằm minh hoạ bài giảng của giáo và hỗ trợ các hoạt động học tập của học sinh.
- Top 5 mẫu viết thư cho chú bộ đội lớp 4? Học sinh lớp 4 học môn Tiếng Việt có thời lượng học trong năm học ra sao?
- Chiến tranh thương mại là gì? Nguyên nhân và hậu quả của chiến tranh thương mại? Mục tiêu môn Địa lí lớp 11?
- 50+ Lời chúc thanh niên lên đường nhập ngũ ngắn gọn và ý nghĩa 2025? Học sinh được hoãn nghĩa vụ quân sự khi nào?
- Mẫu bài phát biểu gặp mặt thanh niên lên đường nhập ngũ 2025? Học sinh có phải đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu?
- Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của Chiến thắng Bạch Đằng năm 938? Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS có mục tiêu xây dựng là gì?
- Lịch thi HSA 2025: Lịch thi Đánh giá năng lực Hà Nội?
- Tổng hợp 02 bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống? Môn Ngữ văn lớp 7 đánh giá thường xuyên mấy lần?
- Top 04 đoạn văn nghị luận 200 chữ về sự tự ti trong giới trẻ hiện nay? Bài kiểm tra học kì môn Ngữ văn lớp 12 kéo dài trong bao nhiêu phút?
- 03 mẫu bài văn tả con chó lớp 4? Kiến thức văn học môn Tiếng Việt lớp 4 có những yêu cầu cần đạt nào?
- 3+ Mẫu viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em lớp 6? Cách đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh lớp 6?