Các hành vi sinh viên đại học không được làm gồm những hành vi nào?
Các hành vi sinh viên đại học không được làm gồm những hành vi nào?
Căn cứ Điều 61 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định các hành vi sinh viên đại học không được làm quy định như sau:
(1) Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên, người học của cơ sở giáo dục đại học và người khác.
(2) Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.
(3) Tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh trật tự trong cơ sở giáo dục đại học hoặc nơi công cộng và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
(4) Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật.
Các hành vi sinh viên đại học không được làm gồm những hành vi nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện để sinh viên đại học được học song ngành đối với phương thức đào tạo theo tín chỉ là gì?
Theo Điều 18 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Học cùng lúc hai chương trình
1. Đối với phương thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên có thể đăng ký học thêm các học phần của một chương trình khác, ngành khác khi điều kiện của cơ sở đào tạo cho phép, nhưng chỉ được hưởng các quyền lợi chính thức và được xem xét công nhận tốt nghiệp chương trình thứ hai khi đã đăng ký thành công học chương trình thứ hai theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Sinh viên được đăng ký học chương trình thứ hai sớm nhất khi đã được xếp trình độ năm thứ hai của chương trình thứ nhất. Tại thời điểm đăng ký, sinh viên phải đáp ứng 01 trong 02 điều kiện sau và các điều kiện khác của cơ sở đào tạo:
a) Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại khá trở lên và đáp ứng ngưỡng bảo đảm chất lượng của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh;
b) Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại trung bình và đáp ứng điều kiện trúng tuyển của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh.
3. Trong quá trình sinh viên học cùng lúc hai chương trình, nếu điểm trung bình tích luỹ của chương trình thứ nhất đạt dưới điểm trung bình hoặc thuộc diện cảnh báo kết quả học tập thì phải dừng học chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo; sinh viên sẽ bị loại khỏi danh sách đã đăng ký học chương trình thứ hai.
4. Thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học cùng lúc hai chương trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất, quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này. Khi học chương trình thứ hai, sinh viên được công nhận kết quả của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương trình thứ nhất.
5. Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất và đã đăng kí muộn nhất 02 năm trước thời điểm xét tốt nghiệp chương trình thứ hai.
6. Cơ sở đào tạo chỉ tổ chức đào tạo chương trình thứ hai cho sinh viên khi đáp ứng các yêu cầu bảo đảm chất lượng về chỉ tiêu tuyển sinh, năng lực đào tạo; đồng thời có quy định chi tiết về quy trình, thủ tục, điều kiện đăng ký học và cấp bằng tốt nghiệp chương trình thứ hai.
Theo đó, đối với phương thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên đại học sẽ được đăng ký học song ngành khi cơ sở đào tạo cho phép.
Tuy nhiên, chỉ được hưởng các quyền lợi chính thức và được xem xét công nhận tốt nghiệp chương trình thứ hai khi đã đăng ký thành công học chương trình thứ hai theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT.
Đồng thời, tại thời điểm đăng ký, sinh viên phải đáp ứng 01 trong 02 điều kiện sau và các điều kiện khác của cơ sở đào tạo gồm:
- Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại khá trở lên và đáp ứng ngưỡng bảo đảm chất lượng của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh;
- Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại trung bình và đáp ứng điều kiện trúng tuyển của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh.
Sinh viên đại học được xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong những trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 15 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định sinh viên được xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp như sau:
- Được điều động vào lực lượng vũ trang;
- Được cơ quan có thẩm quyền điều động, đại diện quốc gia tham dự các kỳ thi, giải đấu quốc tế;
- Bị ốm, thai sản hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế;
- Vì lý do cá nhân khác nhưng đã phải học tối thiểu 01 học kỳ ở cơ sở đào tạo và không thuộc các trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật.
- Mẫu viết bài văn nghị luận về lối sống ảo mà một số người đang theo đuổi lớp 8? Nội dung nói và nghe môn Ngữ văn lớp 8 có yêu cầu cần đạt ra sao?
- Đề thi IOE cấp trường lớp 5 có đáp án? Kiến thức ngôn ngữ Tiếng Anh cần có ở cấp tiểu học là gì?
- Sinh viên năm nhất bị cảnh cáo học tập khi điểm trung bình tích lũy bao nhiêu?
- Mẫu văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống lớp 8? Yêu cầu cần đạt đối với khả năng đọc hiểu văn bản thông tin của học sinh lớp 8?
- Mẫu viết bài văn trình bày ý kiến về tình trạng nói tục ở học sinh hiện nay môn Ngữ văn lớp 6?
- Tóm tắt Châu Á từ nửa sau thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20 môn Lịch sử lớp 8? Yêu cầu cần đạt của Chương 5 môn Lịch sử lớp 8?
- Soạn bài Đồ gốm gia dụng của người Việt ngắn nhất? Chuyên đề học tập môn Ngữ văn học sinh lớp 11 gồm những nội dung gì?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội về đam mê trong cuộc sống lớp 12? Môn Ngữ văn có phải là môn học bắt buộc không?
- Soạn bài Thị mầu lên chùa ngắn nhất? Học sinh lớp 10 có được tham gia hoạt động diễn kịch trong trường không?
- Viết đoạn văn cảm nhận của em về mùa thu trong thơ ca Việt Nam? Điều kiện học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS?