Các công việc và tiêu chí đánh giá Trưởng khoa trường đại học như thế nào?
Các công việc và tiêu chí đánh giá Trưởng khoa trường đại học như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Bản mô tả vị trí việc làm Trưởng khoa, Trưởng phòng, Giám đốc trung tâm và tương đương Mục 1 Phụ lục 3 Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT hướng dẫn các công việc và tiêu chí đánh giá vị trí việc làm Trưởng khoa trường Đại học như sau:
- Lãnh đạo và quản lý:
Công việc | Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc |
Quản lý, điều hành và triển khai hoạt động của đơn vị theo phân công, phân cấp của lãnh đạo trường đại học/học viện. | Nắm bắt được tình hình hoạt động chung của trường đại học/học viện và tình hình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị; xử lý kịp thời, chính xác và hiệu quả các tình huống công tác của đơn vị; hoạt động của đơn vị được thông suốt, theo đúng quy định của pháp luật và yêu cầu của cấp trên. |
Phân công công việc cho từng viên chức và cấp phó giúp việc quản lý. | Phân công công việc phù hợp, cụ thể, hiệu quả, công bằng; không bỏ sót nhiệm vụ; một nhiệm vụ chỉ có một đầu mối chịu trách nhiệm chính. |
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của đơn vị. | Kế hoạch của đơn vị được xây dựng phù hợp với kế hoạch chung của trường đại học/học viện, có tính khả thi cao và được thực hiện theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao. |
- Tham gia hoạt động nghề nghiệp:
Công việc | Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc |
Giảng dạy, nghiên cứu khoa học,... theo phân công. | Hoàn thành định mức công việc và sản phẩm theo quy định. |
- Đảm nhiệm công việc của 01 vị trí việc làm chuyên môn của đơn vị: đáp ứng được các yêu cầu trong Bản mô tả vị trí việc làm.
- Nhiệm vụ khác: thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và cấp có thẩm quyền.
Các công việc và tiêu chí đánh giá Trưởng khoa trường đại học như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Trưởng khoa trường Đại học có phạm vi quyền hạn ra sao?
Căn cứ tại tiểu mục 4 Bản mô tả vị trí việc làm Trưởng khoa, Trưởng phòng, Giám đốc trung tâm và tương đương Mục 1 Phụ lục 3 Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT nêu rõ phạm vi quyền hạn Trưởng khoa trường Đại học như sau:
- Được chủ động về phương pháp thực hiện nhiệm vụ được giao
- Được quyền quyết định các vấn đề cụ thể theo thẩm quyền.
- Được ký các văn bản liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị theo quy định.
- Được quyết định phân công nhiệm vụ cho viên chức, người lao động trong đơn vị theo thẩm quyền.
- Được cung cấp thông tin chỉ đạo điều hành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn.
- Được tham gia các cuộc họp liên quan đến mảng, lĩnh vực công tác của đơn vị.
Trưởng khoa trường Đại học phải đáp ứng yêu cầu về trình độ, năng lực thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 5 Bản mô tả vị trí việc làm Trưởng khoa, Trưởng phòng, Giám đốc trung tâm và tương đương Mục 1 Phụ lục 3 Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT nêu rõ các yêu cầu về trình độ, năng lực Trưởng khoa trường Đại học như sau:
(1) Yêu cầu về trình độ, phẩm chất
- Trình độ chuyên môn đào tạo:
+ Trình độ chuyên môn đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và chức vụ lãnh đạo, quản lý theo định của pháp luật và quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học/học viện.
+ Trình độ lý luận chính trị đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Đảng, pháp luật và cấp có thẩm quyền.
- Bồi dưỡng, chứng chỉ:
+ Đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật và quy định của cấp có thẩm quyền.
+ Bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Kinh nghiệm (thành tích công tác): Có kinh nghiệm quản lý từ cấp bộ môn và tương đương trở lên
- Phẩm chất cá nhân:
+ Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của đơn vị.
+ Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.
+ Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe.
+ Điềm tĩnh, cẩn thận.
+ Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập.
+ Khả năng tập hợp, đoàn kết nội bộ.
+ Phẩm chất khác (phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm)
- Các yêu cầu khác:
+ Có khả năng dự báo, đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến giáo dục và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
+ Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn.
+ Hiểu biết về lĩnh vực công tác và định hướng phát triển.
+ Các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của cấp có thẩm quyền.
(2) Yêu cầu về tiêu chuẩn năng lực đáp ứng từng cấp độ tương ứng:
- Nhóm năng lực chung:
+ Đạo đức và bản lĩnh: 3-4
+ Tổ chức thực hiện công việc:: 3-4
+ Soạn thảo và ban hành văn bản: 3-4
+ Giao tiếp ứng xử: 3-4
+ Quan hệ phối hợp: 3-4
+ Sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ: Phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
- Nhóm tiêu chuẩn năng lực chuyên môn: Theo yêu cầu của vị trí việc làm, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
- Nhóm năng lực quản lý:
+ Tư duy chiến lược: 3-4
+ Quản lý sự thay đổi: 3-4
+ Ra quyết định: 3-4
+ Quản lý nguồn lực: 3-4
+ Phát triển đội ngũ: 3-4
- 3+ Tả cảnh quê hương em những ngày đầu xuân năm mới? Nội dung văn bản văn học của ngữ liệu môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- Top 3+ dàn ý tả mẹ lớp 5? Sách giáo khoa học sinh tiểu học do ai quyết định lựa chọn?
- 20+ câu chúc tết hay cho khách hàng đối tác ý nghĩa?
- 8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- 12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?
- 8+ viết 3-5 câu kể lại việc em và các bạn chăm sóc cây lớp 2? Trách nhiệm của học sinh đối với môi trường như thế nào?
- Top 50+ mẫu lời chúc Tết 2025 dành cho mọi đối tượng? Sau khi nghỉ Tết phải hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày bao nhiêu?
- 3+ đoạn văn về tinh thần lạc quan? Học sinh lớp 12 có những nhiệm vụ gì khi tham gia môi trường giáo dục?
- Nội dung họp phụ huynh cuối học kì 1 THCS? Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh THCS là gì?
- 3+ mẫu bài văn tả cây cối lớp 4? Học sinh lớp 4 có được đánh giá theo phương pháp quan sát?