Bổ sung quy định về hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa được chỉnh sửa từ 09/02/2025?
Bổ sung quy định về hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa được chỉnh sửa từ 09/02/2025?
Căn cứ khoản 4 Điều 1 Thông tư 26/2024/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ 09/02/2025) quy định về sửa đổi, bổ sung Điều 17 Tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT, theo đó hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa được chỉnh sửa sẽ bao gồm như sau:
- Đơn đề nghị thẩm định sách giáo khoa được chỉnh sửa theo mẫu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư 26/2024/TT-BGDĐT;
- Bản mẫu sách giáo khoa được chỉnh sửa đề nghị thẩm định;
- Thuyết minh về bản mẫu sách giáo khoa được chỉnh sửa đề nghị thẩm định, bao gồm: tên sách giáo khoa; các nội dung đã chỉnh sửa kèm theo lí do chỉnh sửa; quá trình và kết quả thực nghiệm (nếu có); các thông tin liên quan khác (nếu có);
- Lý lịch khoa học của tổng chủ biên, chủ biên, tác giả, biên tập viên được bổ sung (nếu có);
- Trường hợp bản mẫu sách giáo khoa được chỉnh sửa phải thẩm định lại, hồ sơ đề nghị thẩm định như khoản 2 Điều 1 Thông tư 26/2024/TT-BGDĐT.
Bên cạnh đó, số lượng hồ sơ và thời gian tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa, thẩm định lại sách giáo khoa, thẩm định sách giáo khoa được chỉnh sửa như sau:
- Số lượng hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa, thẩm định lại sách giáo khoa, thẩm định sách giáo khoa được chỉnh sửa theo số lượng thành viên Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa;
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa, thẩm định sách giáo khoa được chỉnh sửa vào tháng 5 (năm) hằng năm. Thời gian tiếp nhận hồ sơ thẩm định lại sách giáo khoa vào tháng 9 (chín) hằng năm.
Bổ sung quy định về hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa được chỉnh sửa từ 09/02/2025? (Hình từ Internet)
Trình tự giải quyết hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 20 Tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 5, khoản 6 Điều 1 Thông tư 26/2024/TT-BGDĐT trình tự giải quyết hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa như sau:
(1) Đơn vị đề nghị thẩm định sách giáo khoa gửi qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(2) Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ để tổ chức thẩm định sách giáo khoa nhiều nhất 02 (hai) đợt trong một năm; trong mỗi đợt thẩm định, một bản mẫu sách giáo khoa được thẩm định nhiều nhất 02 (hai) vòng, mỗi vòng nhiều nhất 05 (năm) ngày.
Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng các quy định tại Điều 17 Tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT thì hồ sơ được gửi trả lại đơn vị đề nghị thẩm định sách giáo khoa trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
(3) Trong thời hạn không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đơn vị tổ chức thẩm định dự kiến danh sách thành viên Hội đồng, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định thành lập Hội đồng.
(4) Bộ Giáo dục và Đào tạo triệu tập cuộc họp đầu tiên của Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng điều hành các hoạt động của Hội đồng theo quy định tại Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT.
(5) Chủ tịch Hội đồng gửi đơn vị tổ chức thẩm định sách giáo khoa văn bản báo cáo kết quả thẩm định bản mẫu sách giáo khoa của Hội đồng.
(6) Đơn vị tổ chức thẩm định sách giáo khoa xử lý theo kết quả thẩm định:
- Trường hợp bản mẫu sách giáo khoa được Hội đồng đánh giá "Đạt", đơn vị tổ chức thẩm định hoàn thiện hồ sơ, lập báo cáo thẩm định, dự thảo quyết định trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định việc phê duyệt, cho phép sử dụng.
- Trường hợp bản mẫu sách giáo khoa được Hội đồng đánh giá “Đạt nhưng cần sửa chữa” tại vòng thẩm định thứ nhất thì đơn vị tổ chức thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo văn bản thông báo cho đơn vị đề nghị thẩm định sách giáo khoa thực hiện việc chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị thẩm định lại theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT.
Thời gian chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ tối đa là 30 ngày, tính từ ngày ban hành thông báo kết quả thẩm định của đơn vị tổ chức thẩm định.
- Trường hợp bản mẫu sách giáo khoa được Hội đồng đánh giá “Không đạt” tại vòng thẩm định thứ nhất, “Không đạt” hoặc “Đạt nhưng cần sửa chữa” tại vòng thẩm định thứ hai thì đơn vị tổ chức thẩm định thông báo kết quả thẩm định cho đơn vị đề nghị thẩm định sách giáo khoa. Nếu tổ chức, cá nhân có nguyện vọng tiếp tục biên soạn sách giáo khoa thì bản mẫu sách giáo khoa phải được xây dựng lại để tổ chức thẩm định, như thẩm định lần đầu.
(7) Trong thời hạn không quá 60 (sáu mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đơn vị tổ chức thẩm định gửi kết quả thẩm định đến đơn vị đề nghị thẩm định sách giáo khoa qua đường bưu điện hoặc trực tiếp.
Quy trình thẩm định sách giáo khoa ra sao?
Căn cứ Điều 16 Tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT quy định về quy trình thẩm định sách giáo khoa như sau:
(1) Chậm nhất 15 ngày trước phiên họp đầu tiên của Hội đồng, bản mẫu sách giáo khoa được đơn vị tổ chức thẩm định gửi cho các thành viên Hội đồng. Thành viên Hội đồng đọc, nghiên cứu và viết nhận xét, đánh giá bản mẫu sách giáo khoa theo nội dung từng khoản quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT.
Thành viên Hội đồng đọc, nghiên cứu và viết nhận xét, đánh giá bản mẫu sách giáo khoa theo nội dung từng khoản quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT.
(2) Hội đồng họp, thảo luận về bản mẫu sách giáo khoa theo nội dung từng khoản quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT.
(3) Thành viên Hội đồng đánh giá và xếp loại bản mẫu sách giáo khoa
- Đánh giá và xếp loại bản mẫu sách giáo khoa theo nội dung từng Khoản quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT vào một trong ba loại: "Đạt", "Đạt nhưng cần sửa chữa", "Không đạt";
- Đánh giá chung và xếp loại bản mẫu sách giáo khoa vào một trong ba loại: "Đạt", "Đạt nhưng cần sửa chữa", "Không đạt":
+ Bản mẫu sách giáo khoa được xếp loại "Đạt" nếu kết quả xếp loại theo tất cả các nội dung từng khoản quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT là loại "Đạt";
+ Bản mẫu sách giáo khoa xếp loại "Đạt nhưng cần sửa chữa" nếu toàn bộ kết quả xếp loại theo nội dung từng khoản quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT là loại "Đạt" và loại "Đạt nhưng cần sửa chữa", trong đó bắt buộc các nội dung điều kiện tiên quyết của sách giáo khoa phải được xếp loại "Đạt";
+ Bản mẫu sách giáo khoa được xếp loại "Không đạt" trong các trường hợp còn lại.
(4) Hội đồng đánh giá bản mẫu sách giáo khoa:
- Hội đồng xếp loại "Đạt" đối với bản mẫu sách giáo khoa được ít nhất 3/4 (ba phần tư) tổng số thành viên Hội đồng xếp loại "Đạt";
- Hội đồng xếp loại "Đạt nhưng cần sửa chữa" đối với bản mẫu sách giáo khoa được ít nhất 3/4 (ba phần tư) tổng số thành viên Hội đồng xếp loại "Đạt" và loại "Đạt nhưng cần sửa chữa" hoặc ít nhất 3/4 (ba phần tư) tổng số thành viên Hội đồng xếp loại "Đạt nhưng cần sửa chữa";
- Hội đồng xếp loại "Không đạt" trong các trường hợp còn lại.
- Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là gì? Quy định về việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường như thế nào?
- Hướng dẫn cách vẽ và nhận xét biểu đồ miền Địa Lý trong excel tải về? Mục tiêu cơ bản của môn Địa lí là gì?
- Soạn bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa môn Tiếng Việt lớp 5? Học sinh lớp 5 ở trường học phải có hành vi ứng xử như thế nào?
- Top 20 mẫu tranh Cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ 2024 2025? Quyền được học tập của học sinh tiểu học thể hiện thế nào?
- Đóng vai Uyên và người bạn mới gặp lại nhau dưới những gốc anh đào? Môn Tiếng Việt lớp 5 có phải môn học bắt buộc?
- Danh từ là như thế nào? Lấy 5 ví dụ về cụm danh từ? Yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc ra sao?
- Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước? Học sinh lớp 12 thi học sinh giỏi quốc gia cần đáp ứng điều kiện gì?
- Trường trung học cơ sở tư thục do cơ quan nào quản lý? Cơ cấu tổ chức của hội đồng trường trung học cơ sở tư thục như thế nào?
- Soạn văn 7 Đẽo cày giữa đường ngắn nhất? Sách giáo khoa Ngữ văn của học sinh lớp 7 lựa chọn như thế nào?
- Đề tài cấp bộ được xác định theo các tiêu chí nào từ 05/01/2025?