Bộ câu hỏi về Biển đảo Việt Nam? 7 định hướng về phương pháp giáo dục môn Địa lí là gì?

Tổng hợp bộ câu hỏi về Biển đảo Việt Nam? 7 định hướng về phương pháp giáo dục môn Địa lí là gì?

Bộ câu hỏi về Biển đảo Việt Nam?

Biển đảo Việt Nam là tập hợp các khu vực biển, đảo, quần đảo, bãi cạn và vùng nước liên quan nằm trong phạm vi chủ quyền của Việt Nam, bao gồm các vùng biển ven bờ và các quần đảo lớn như Hoàng Sa, Trường Sa, Cồn Cỏ, Phú Quý, Lý Sơn, v.v. Các biển và đảo này đóng vai trò quan trọng đối với đất nước Việt Nam, không chỉ về mặt chiến lược quốc phòng mà còn về kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, và văn hóa.

*Mời các bạn học sinh tham khảo bộ câu hỏi về Biển đảo Việt Nam dưới đây

Bộ câu hỏi về Biển đảo Việt Nam?

Câu 1. Bạn hãy cho biết Việt Nam - Campuchia đã ký kết hiệp định xác lập vùng nước lịch sử chung vào ngày tháng năm nào?

Ngày 5/5/1982

Ngày 6/6/1982

Ngày 7/7/1982

Ngày 8/8/1982

Câu 2. Bạn hãy cho biết Việt Nam và Malaysia đã ký kết và trao đổi công hàm phê duyệt bản thỏa thuận về “Hợp tác khai thác chung” trong khu vực thềm lục địa chồng lấn giữa hai nước vào ngày tháng năm nào?

Ngày 03/6/1992

Ngày 04/6/1992

Ngày 05/6/1992

Ngày 06/6/1992

Câu 3. Bạn hãy cho biết Việt Nam và Philippine đã đạt được thỏa thuận về nguyên tắc ứng xử cơ bản đối với vùng tranh chấp vào ngày tháng năm nào?

Ngày 01/11/1995

Ngày 03/11/1995

Ngày 05/11/1995

Ngày 07/11/1995

Câu 4. Bạn hãy cho biết Việt Nam và Inđônêxia đã ký Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa vào ngày tháng năm nào?

Ngày 26/6/2003

Ngày 27/6/2003

Ngày 28/6/2003

Ngày 29/6/2003

Câu 5. Hiện nay huyện đảo Hoàng Sa thuộc quyền quản lý hành chính của tỉnh, thành phố nào?

Thành phố Đà Nẵng

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Tỉnh An Giang

Tỉnh Trà Vinh

Câu 6. Bạn hãy cho biết từ viết tắt DOC là gì?

DOC là tên viết tắt tiếng Anh của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông năm 2002.

DOC là tên viết tắt tiếng Anh của quyền tài phán trên Biển Đông

DOC là tên viết tắt của tiếng Anh của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

Tất cả đều sai.

Câu 7. Bạn hãy cho biết biển nước ta gồm mấy vùng?

Đáp án: 05 vùng (nội thủy; lãnh hải; vùng tiếp giáp lãnh hải; vùng đặc quyền kinh tế; vùng thềm lục địa).

Câu 8. Bạn hãy cho biết diện tích Vịnh Bắc Bộ khoảng bao nhiêu km2?

116.200 km2

126.250 km2

136.350 km2

146.450 km2

Câu 9. Bạn hãy cho biết Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu đàm phán phân định Vịnh Bắc Bộ khi nào?

Từ năm 1974 – 2000

Từ năm 1974 – 2003

Từ năm 1974 – 2007

Từ năm 1974 – 2009

Câu 10. Câu “Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” được nêu tại Luật nào của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Đáp án: Tại Luật Biên giới quốc gia.

Câu 11. “Đoàn tàu không số” là tên gọi của đơn vị vận tải thủy nào? Được thành lập vào ngày, tháng, năm nào?

Đáp án: Đoàn 759, được thành lập vào ngày 23/10/1961.

Câu 12. Vịnh Hạ Long mấy lần được UNESCO công nhận là Di sản thế giới? Vào năm nào?

2 lần vào năm 1994 và năm 2000

1 lần vào năm 2012

2 lần vào năm 1990 và năm 2000

Chưa được công nhận lần nào

Câu 13. Thực hiện cuộc vận động “Vì biển đảo thân yêu”, đoàn công tác của tỉnh Phú Thọ do đồng chí Hoàng Dân Mạc - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã tham dự lễ bàn giao xuồng CQ-01 – món quà mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ tặng bộ đội Trường Sa cho Bộ Tư lệnh Hải Quân tại Nhà máy X46 (Cục Kỹ thuật, Quân chủng Hải quân – Hải Phòng) vào ngày, tháng, năm nào?

Đáp án: Ngày 15/3/2015

Câu 14. Bạn hãy cho biết Việt Nam hiện đã xác lập chủ quyền bao nhiêu đảo nổi và đảo chìm ở quần đảo Trường Sa?

21 đảo

25 đảo

30 đảo

40 đảo

Câu 15. Bộ tem “Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” của Việt Nam được phát hành vào năm nào?

Năm 1988

Năm 1989

Năm 1990

Năm 2000

Giải thích: Bộ tem “Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” do họa sĩ Trần Lương thiết kế, được Tổng cục Bưu điện phát hành vào ngày 19/1/1988. Bộ tem “Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” thể hiện hình ảnh “Đội Hoàng Sa” - hải đội dưới thời Nguyễn có nhiệm vụ đo đạc, canh giữ chủ quyền Việt Nam trên vùng biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa; cùng hình ảnh hai quần đảo này trên các tấm bản đồ cổ.

Câu 16. Bạn hãy cho biết Việt Nam cùng các quốc gia ASEAN và Trung Quốc đã ký kết bản Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) vào ngày, tháng, năm nào?

Ngày 02/11/2002

Ngày 03/11/2002

Ngày 04/11/2002

Ngày 05/11/2002

Câu 17. Hiện nay huyện đảo Trường Sa thuộc quyền quản lý hành chính của tỉnh, thành phố nào?

Tỉnh Bình Thuận

Tỉnh Khánh Hòa

Tỉnh Kiên Giang

Thành phố Cần Thơ

Câu 18. Quần đảo Trường Sa được giải phóng vào ngày, tháng, năm nào?

30/4/1975

29/4/1975

19/4/1975

15/4/1975

Câu 19. Bờ biển nước ta kéo dài từ tỉnh nào đến tỉnh nào?

Quảng Ninh đến Kiên Giang

Hải Phòng đến Cần Thơ

Thái Bình đến Cà Mau

Nam định đến Bình Thuận

Câu 20. “Bãi Cát Vàng” là tên gọi ngày xưa của địa danh nào ở thành phố Đà Nẵng?

Quần đảo Hoàng Sa

Bán đảo Sơn Trà

Quần đảo Cát Bà

Quần đảo Cô Tô

*Lưu ý: Thông tin về bộ câu hỏi về Biển đảo Việt Nam chỉ mang tính chất tham khảo./.

Bộ câu hỏi về Biển đảo Việt Nam? 7 định hướng về phương pháp giáo dục môn Địa lí là gì?

Bộ câu hỏi về Biển đảo Việt Nam? 7 định hướng về phương pháp giáo dục môn Địa lí là gì? (Hình từ Internet)

7 định hướng về phương pháp giáo dục môn Địa lí là gì?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định phương pháp giáo dục môn Địa lí được thực hiện theo các định hướng chung sau đây:

- Tích cực hoá hoạt động của học sinh; trong đó giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, khuyến khích, tạo môi trường học tập thân thiện cho học sinh; học sinh học tập chủ động, tích cực, sáng tạo, tập trung rèn luyện năng lực tự học.

- Tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho học sinh, gắn bài học địa lí với thực tiễn địa phương, đất nước, thế giới; vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề về môi trường, kinh tế - xã hội tại địa phương, từ đó phát triển nhận thức, kĩ năng, hình thành phẩm chất, năng lực đặc thù và năng lực chung.

- Đa dạng hóa các phương pháp dạy học, kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học tiên tiến, các phương pháp dạy học đặc thù của môn học như: sử dụng bản đồ, sơ đồ, số liệu thống kê, biểu đồ, tranh ảnh, mô hình, quan sát, thực địa,...; cải tiến và sử dụng theo hướng phát huy tính tích cực các phương pháp dạy học truyền thống như: thuyết trình, hỏi đáp,...

- Thực hiện các hình thức tổ chức dạy học một cách đa dạng và linh hoạt, kết hợp các hình thức dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học theo lớp; dạy học trên lớp, dạy học ngoài trời, dạy học trong thực tế, thực địa; tham quan, khảo sát địa phương, sưu tầm, hệ thống hoá thông tin, trưng bày, giới thiệu, triển lãm, trò chơi học tập,...

- Tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện để học sinh tìm tòi, khám phá, khai thác và chiếm lĩnh kiến thức từ các phương tiện dạy học địa lí như: bản đồ, atlat, tranh ảnh, mô hình, các dụng cụ quan trắc, dụng cụ đo vẽ, tài liệu, tư liệu,...

- Khuyến khích, tạo điều kiện, xây dựng môi trường học tập thuận lợi cho học sinh khai thác thông tin từ Internet để phục vụ học tập; rèn luyện cho học sinh kĩ năng xử lí, trình bày thông tin địa lí bằng công nghệ thông tin và truyền thông,....

- Tăng cường tự làm các thiết bị dạy học với việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (lập các trang website học tập, xây dựng hệ thống bài học, bài tập, thực hành, bài kiểm tra bằng các phần mềm thông dụng và thích hợp, xây dựng các video clip giới thiệu sự vật, hiện tượng địa lí,...).

Đặc điểm cơ bản của môn Địa lí ra sao?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định đặc điểm của môn Địa lí được thực hiện theo các định hướng chung sau đây:

Giáo dục địa lí được thực hiện ở tất cả các cấp học phổ thông. Ở tiểu học và trung học cơ sở, nội dung giáo dục địa lí nằm trong môn Lịch sử và Địa lí; ở trung học phổ thông, Địa lí là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Môn Địa lí vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội (Địa lí kinh tế - xã hội) vừa thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (Địa lí tự nhiên), giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản về khoa học địa lí, các ngành nghề có liên quan đến địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống; đồng thời củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi đã được hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo cơ sở vững chắc giúp học sinh tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan.

Môn Địa lí lớp 10
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa? Học sinh lớp 10 cần đạt yêu cầu gì trong nội dung khí quyển môn Địa lí?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn phân biệt vỏ địa lí với vỏ trái đất chính xác nhất? Giáo dục môn địa lí được thực hiện dựa trên định hướng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm học 2024 2025 có đáp án? Đặc điểm môn Địa lí?
Hỏi đáp Pháp luật
Hòn đảo duy nhất Việt Nam nổi lên rồi biến mất? Định hướng chung về phương pháp giáo dục môn Địa lí là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ câu hỏi về Biển đảo Việt Nam? 7 định hướng về phương pháp giáo dục môn Địa lí là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thạch quyển là gì? Phân biệt thạch quyển và vỏ Trái Đất như thế nào? Học sinh được học về thạch quyển trong chương trình lớp mấy?
Tác giả:
Lượt xem: 595

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;