Biển tên trường tiểu học cần lưu ý những gì?

Trường tiểu học có những loại hình nào theo quy định của pháp luật hiện nay? Tên trường tiểu học cần có những lưu ý nào?

Trường tiểu học có những loại hình nào?

Tại Điều 4 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về loại hình trường tiểu học như sau:

Loại hình trường, lớp tiểu học
1. Trường tiểu học được tổ chức theo hai loại hình: công lập và tư thục.
a) Trường tiểu học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu.
b) Trường tiểu học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.
2. Lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt gồm:
a) Lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học.
b) Lớp tiểu học trong trường phổ thông dân tộc bán trú.
c) Lớp tiểu học trong cơ sở giáo dục dành cho trẻ em khuyết tật.
d) Lớp tiểu học trong trường giáo dưỡng.
3. Cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học: trung tâm học tập cộng đồng; lớp dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đi học ở trường, lớp dành cho trẻ khuyết tật.

Theo đó, có hai loại hình trường tiểu học là: công lập và tư thục.

- Trường tiểu học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu.

- Trường tiểu học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.

Biển tên trường tiểu học cần lưu ý những gì?

Biển tên trường tiểu học cần lưu ý những gì? (Hình từ Internet)

Biển tên trường tiểu học cần có những lưu ý nào?

Tại Điều 5 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Tên trường, biển tên trường
1. Tên trường gồm: trường tiểu học và tên riêng của trường. Tên trường được ghi trong quyết định thành lập trường, con dấu, biển tên trường và các giấy tờ giao dịch.
2. Biển tên trường:
a) Góc trên bên trái:
- Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) và tên đơn vị cấp huyện;
- Dòng thứ hai: Phòng giáo dục và đào tạo.
b) Ở giữa: ghi tên trường theo quy định tại khoản 1 của Điều này. Đối với điểm trường, tên điểm trường ghi dưới tên trường.
c) Dưới cùng: ghi địa chỉ, trang website (nếu có), địa chỉ email và số điện thoại của trường.
3. Tên trường và biển tên trường của trường chuyên biệt có quy chế về tổ chức và hoạt động riêng thì thực hiện theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của loại trường chuyên biệt đó.

Theo đó, biển tên trường cần có những lưu ý như sau:

- Góc trên bên trái:

+ Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) và tên đơn vị cấp huyện;

+ Dòng thứ hai: Phòng giáo dục và đào tạo.

- Ở giữa: ghi tên trường theo quy định tại khoản 1 của Điều này. Đối với điểm trường, tên điểm trường ghi dưới tên trường.

- Dưới cùng: ghi địa chỉ, trang website (nếu có), địa chỉ email và số điện thoại của trường.

Trường tiểu học công lập do ai thành lập và quản lý theo quy định hiện nay?

Tại Điều 6 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Phân cấp quản lý
1. Trường tiểu học do Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thành lập và quản lý. Các lớp tiểu học, cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Thông tư này do cấp có thẩm quyền thành lập quản lý.
2. Phòng giáo dục và đào tạo giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với các loại hình trường, lớp tiểu học trên địa bàn.

Như vây, Trường tiểu học do Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thành lập và quản lý.

Với các lớp tiểu học, cơ sở giáo dục khác thì sẽ do cấp có thẩm quyền thành lập và quản lý, bao gồm:

- Lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt gồm:

+ Lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học.

+ Lớp tiểu học trong trường phổ thông dân tộc bán trú.

+ Lớp tiểu học trong cơ sở giáo dục dành cho trẻ em khuyết tật.

+ Lớp tiểu học trong trường giáo dưỡng.

- Cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học: trung tâm học tập cộng đồng; lớp dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đi học ở trường, lớp dành cho trẻ khuyết tật.

Trường tiểu học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Các tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu mà trường tiểu học phải đáp ứng?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều lệ trường tiểu học là văn bản nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển tên trường tiểu học cần lưu ý những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục thuốc thiết yếu dùng trong Phòng y tế học đường của trường tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường tiểu học phải lên phương án đảm bảo phòng chống dịch bệnh trong năm học 2024-2025 cho các em ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường tiểu học cần lưu ý về an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong năm học 2024-2025 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Sĩ số lớp ở trường tiểu học năm học 2024-2025 không quá bao nhiêu em học sinh?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường tiểu học phải đáp ứng tiêu chuẩn gì về cơ sở vật chất tối thiểu khối phụ trợ?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chuyên môn của trường tiểu học phải có ít nhất bao nhiêu thành viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã dạy học bao nhiêu năm thì mới được làm hiệu trưởng trường tiểu học?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 36
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;