Bảo đảm an toàn cho trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non ra sao?

Tải về Bảng kiểm cơ sở giáo dục mầm non an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích (Mẫu 1 và mẫu 2) ở đâu? Quy định về bảo đảm an toàn cho trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non?

Bảo đảm an toàn cho trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non ra sao?

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 45/2021/TT-BGDĐT thì việc bảo đảm an toàn cho trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non sẽ thực hiện như sau:

- Lồng ghép giáo dục trẻ em kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng tránh xâm hại trong các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non.

- Tăng cường giáo dục trẻ em về kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông qua hình thức trải nghiệm, thực hành xử trí tình huống bảo vệ bản thân phù hợp với nhu cầu, độ tuổi của trẻ em.

- Trang bị đồ chơi, tài liệu, học liệu giáo dục về bảo đảm an toàn dành cho trẻ em phù hợp với độ tuổi và phù hợp với văn hóa địa phương.

Phối hợp bảo đảm an toàn cho trẻ em giữa cơ sở giáo dục mầm non và gia đình và cộng đồng sẽ như thế nào?

Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 45/2021/TT-BGDĐT việc phối hợp bảo đảm an toàn cho trẻ em giữa cơ sở giáo dục mầm non và gia đình và cộng đồng sẽ thực hiện như sau:

- Huy động sự tham gia của gia đình và cộng đồng trong các hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.

- Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng rà soát, đánh giá các tiêu chí về trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích; chủ động phối hợp khắc phục các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn; huy động sự tham gia của các đơn vị liên quan trong kiểm định chất lượng công trình, cơ sở vật chất theo quy định.

- Phối hợp với các ban, ngành tại địa phương trong hướng dẫn, kiểm tra, giám sát cơ sở giáo dục mầm non thực hiện các quy định có liên quan đến công tác xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích.

Các hoạt động truyền thông trong giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn cho trẻ em cơ sở giáo dục mầm non trong năm học mới?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 45/2021/TT-BGDĐT các hoạt động truyền thông trong giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn cho trẻ em cơ sở giáo dục mầm non trong năm học mới gồm có:

Hoạt động 1. Khai thác các nền tảng công nghệ thông tin kết nối internet để truyền thông, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục mầm non, gia đình và cộng đồng về xây dựng môi trường giáo dục an toàn; có giải pháp kiểm soát, loại bỏ những nội dung tuyên truyền không phù hợp.

Hoạt động 2. Tuyên truyền, phổ biến về các nguy cơ, biện pháp và kỹ năng phòng chống tai nạn, thương tích đối với trẻ em; về quyền trẻ em và những vấn đề liên quan đến pháp luật nếu để xảy ra tình trạng bạo hành, xâm hại trẻ em.

Hoạt động 3. Tuyên truyền về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo hành, xâm hại trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non, tại gia đình và ngoài cộng đồng; tuyên truyền về số điện thoại 111 của tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em.

Hoạt động 4. Thiết lập các kênh thông tin như hộp thư góp ý, số điện thoại đường dây nóng và các hình thức phù hợp khác; tạo điều kiện để thu nhận thông tin về an toàn trường học hoặc tố giác tình trạng bạo hành, xâm hại trẻ em.

Hoạt động 5. Thiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát và báo cáo công tác xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo hành, xâm hại đối với trẻ em.

Hoạt động 6. Triển khai đa dạng các hình thức trao đổi thông tin với cha mẹ, người chăm sóc trẻ em về kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và kịp thời thông tin về những tiến bộ hoặc khó khăn của trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non.

Bảo đảm an toàn cho trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non ra sao?

Bảo đảm an toàn cho trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non ra sao? (Hình từ Internet)

Cơ sở giáo dục mầm non an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cần phải đảm bảo tiêu chuẩn nào?

Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 45/2021/TT-BGDĐT thì cơ sở giáo dục mầm non an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cần phải đảm bảo tiêu chuẩn sau:

- Trong năm học, tại cơ sở giáo dục mầm non không có tình trạng: trẻ em bị bạo hành, xâm hại, bị tai nạn thương tích nặng dẫn đến phải nằm viện hoặc tử vong; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ứng xử thiếu văn hóa, vi phạm quy định về đạo đức nhà giáo; xảy ra ngộ độc thực phẩm hoặc có dịch bệnh lây lan trên diện rộng tại cơ sở giáo dục mầm non.

- Kết quả đánh giá tiêu chí cơ sở giáo dục mầm non an toàn, phòng chống tai nạn thương tích quy định tại Phụ lục Thông tư này:

+ Đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non: Có tối thiểu 40 tiêu chí (bao gồm 20 tiêu chí bắt buộc) được đánh giá “đạt”.

+ Đối với nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập: Có tối thiểu 30 tiêu chí (bao gồm 15 tiêu chí bắt buộc) được đánh giá “đạt”.

>>> Tải về đầy đủ Bảng kiểm cơ sở giáo dục mầm non an toàn, phòng chống tai nạn thương tích (Mẫu 1 và mẫu 2)

Cơ sở giáo dục mầm non
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Trường mầm non tư thục do tổ chức kinh tế đầu tư thì thực hiện hạch toán chung hay riêng so với tổ chức kinh đầu tư?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện thành lập lớp mẫu giáo độc lập mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo đảm an toàn cho trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở giáo dục mầm non có bao gồm trường mẫu giáo? Cơ sở giáo dục mầm non có được thống nhất chương trình dạy học trên cả nước?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 530

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;