Bảng vàng Trạng Nguyên Tiếng Việt xem ở đâu? Học sinh lớp 4 được học những ngữ liệu nào trong môn Tiếng Việt?

Tìm hiểu về bảng vàng Trạng Nguyên Tiếng Việt xem ở đâu? Học sinh lớp 4 được học những ngữ liệu nào trong môn Tiếng Việt?

Bảng vàng Trạng Nguyên Tiếng Việt xem ở đâu?

Để xem danh sách các thí sinh tài năng nhất của từng địa phương, các bạn học sinh có thể truy cập vào đường link bên dưới:

https://trangnguyen.edu.vn/bang-vang

Tại đây có số học sinh của các tỉnh thành xếp theo thứ tự. Trong mỗi bảng vàng của tỉnh thành phố có xếp loại học sinh theo các quận huyện. Các thông tin dễ tra cứu để nắm được tình hình xếp loại của các địa phương.

Các bạn học sinh và thầy cô tham khảo thêm một số thông tin về Trạng Nguyên Tiếng Việt dưới đây:

Thể lệ cuộc thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm học 2024 - 2025

Cuộc thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm học 2024 - 2025 được tổ chức nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong dạy và học tại các trường tiểu học trên toàn quốc. Học sinh được sử dụng Internet là một phương thức phổ cập trong học tập, luyện tập và tự kiểm tra, tự đánh giá, đo lường, cá nhân hóa lộ trình học tập và rèn luyện để qua đó điều chỉnh cách học phù hợp.

Tham gia sân chơi Trạng Nguyên Tiếng Việt, các bạn học sinh sẽ được học tập, rèn luyện, phát triển tư duy ngôn ngữ, thêm yêu tiếng Việt, yêu quê hương đất nước. Hiểu rõ về địa lí, lịch sử, văn hoá, nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc

Đặc biệt cấu trúc đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm học 2024 - 2025 sẽ có trong tâm về đổi mới phương pháp dạy và học, học thông qua chơi, thông qua thơ, ca, hò, vè. Học sinh được phát triển tư duy nghệ thuật trong các môn học STEAM.

1. Đối tượng tham gia

Học sinh tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 trên toàn quốc có điều kiện truy cập Internet và tự nguyện đăng ký là thành viên của website www.trangnguyen.edu.vn, tự nguyện tham gia sân chơi “Trạng Nguyên Tiếng Việt”.

2. Đăng kí tham gia

a. Mỗi học sinh đăng kí duy nhất một tài khoản trên website: www.trangnguyen.edu.vn để học tập, ôn luyện và dự thi. (Tài khoản này được sử dụng từ năm lớp 1 đến lớp 5, tham gia được 2 sân chơi Trạng Nguyên Tiếng Việt và Trạng Nguyên Toàn Tài).

b. Đăng kí thành viên trên website: www.trangnguyen.edu.vn (xem phần hướng dẫn trên website). Học sinh cần đăng kí đúng các thông tin: Họ và tên; Lớp; Trường; Quận/Huyện; Tỉnh/Thành phố; Dân tộc; Số điện thoại; Email. Học sinh đang học khối lớp nào chỉ được đăng kí tham dự ở khối lớp đó. (Họ tên phải đúng theo giấy khai sinh. trường, lớp, quận/huyện phải đúng thông tin nơi học sinh theo học. Ban Tổ chức (BTC) sẽ cấp Giấy chứng nhận theo thông tin đăng ký).

*Lưu ý: Thông tin về Bảng vàng Trạng Nguyên Tiếng Việt xem ở đâu chỉ mang tính chất tham khảo./.

Bảng vàng Trạng Nguyên Tiếng Việt xem ở đâu? Học sinh lớp 4 được học những ngữ liệu nào trong môn Tiếng Việt?

Bảng vàng Trạng Nguyên Tiếng Việt xem ở đâu? Học sinh lớp 4 được học những ngữ liệu nào trong môn Tiếng Việt? (Hình từ Internet)

Học sinh lớp 4 được học những ngữ liệu nào trong môn Tiếng Việt?

Căn cứ mục V Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về những ngữ liệu mà học sinh lớp 4 được học như sau:

- Văn bản văn học

+ Truyện cổ, truyện ngắn; đoạn (bài) văn miêu tả

+ Đoạn thơ, bài thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ

+ Kịch bản văn học

Độ dài của văn bản: truyện, kịch bản khoảng 280 - 330 chữ, bài miêu tả khoảng 200 - 250 chữ, thơ khoảng 100 - 120 chữ

- Văn bản thông tin

+ Văn bản chỉ dẫn các bước thực hiện một công việc hoặc cách làm, cách sử dụng một sản phẩm

+ Giấy mời

+ Thư thăm hỏi, thư cảm ơn, thư xin lỗi

+ Đơn (xin nghỉ học, xin nhập học)

+ Báo cáo công việc

+ Độ dài của văn bản: khoảng 150 - 180 chữ

Học sinh lớp 4 cần đạt yêu cầu gì khi đọc hiểu văn bản văn học?

Căn cứ mục V Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu cần đạt khi đọc hiểu văn bản văn học của học sinh lớp 4 như sau:

(1) Đọc hiểu nội dung

- Nhận biết được một số chi tiết và nội dung chính của văn bản; dựa vào gợi ý hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản.

- Tóm tắt được văn bản truyện đơn giản.

- Nhận biết được chủ đề văn bản.

(2) Đọc hiểu hình thức

- Nhận biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình dáng, điệu bộ, hành động, lời thoại.

- Nhận biết được trình tự sắp xếp các sự việc trong câu chuyện theo quan hệ nhân quả.

- Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện thể hiện qua cách xưng hô.

- Nhận biết được hình ảnh trong thơ, lời thoại trong văn bản kịch

- Hiểu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá.

(3) Liên hệ, so sánh, kết nối

- Nêu được tình cảm, suy nghĩ của bản thân sau khi đọc văn bản.

- Nêu được câu chuyện, bài hoặc đoạn thơ mà mình yêu thích nhất và giải thích vì sao.

- Nêu được cách ứng xử của bản thân nếu gặp những tình huống tương tự như tình huống của nhân vật trong tác phẩm.

(4) Đọc mở rộng

- Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

- Thuộc lòng ít nhất 10 đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn văn đã học; mỗi đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 80 chữ.

Cùng chủ đề
Tác giả:
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;